Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguyên Liệu Cá Tra Sẽ Không Thiếu

Nguyên Liệu Cá Tra Sẽ Không Thiếu
Publish date: Thursday. January 3rd, 2013

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo rằng khó khăn về thị trường cùng với dịch bệnh thủy sản chưa có dấu hiệu dừng lại khiến nguồn nguyên liệu cho năm 2013 không ổn định, qua đó, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Nhưng ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lại cho rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm nay.

Ông Tuấn đã trao đồi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xung quanh vấn đề này.

TBKTSG Online: Các doanh nghiệp thủy sản than phiền việc giải quyết kháng sinh tồn dư trong con tôm đang khiến họ mất nhiều cơ hội phát triển ở thị trường truyền thống, bao gồm Nhật Bản. Là người chịu trách nhiệm chính về phát triển vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp thủy sản, ông có ý kiến gì?

- Ông Phạm Anh Tuấn: Đúng là trong hai năm qua, mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã gặp không ít khó khăn vì rào cản Ethoxyquin khiến giá bán vào thị trường này giảm mạnh. Chúng ta đều biết Nhật Bản là một trong những thị trường truyền thống của Việt Nam. Do đó, những lo lắng của doanh nghiệp cũng là điều bình thường và đáng cảm thông.

Tuy nhiên, sang năm 2013, tôi xin khẳng định là vấn đề chất kháng sinh Ethoxyquin trong con tôm sẽ không còn là mối bận tâm của doanh nghiệp nữa. Hiện Tổng cục thủy sản đã tìm được giải pháp thích hợp để giải quyết Ethoxyquin trong con tôm trước khi bán cho các nhà máy chế biến. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cung cấp bột cá cho các nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản cũng đã cam kết sẽ dùng một chất khác để chống oxy hóa cho bột cá thay vì Ethoxyquin như trước đây.

Theo kế hoạch, trong quí 1-2013 Tổng cục thủy sản sẽ phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh, thành để tập huấn cho người nuôi tôm làm sao để giải quyết được Ethoxyquin trong tôm trước khi thu hoạch.

Cũng có thông tin cho rằng, năm 2013 sẽ có thêm một số nước kiểm tra chất kháng sinh trong thủy sản Việt Nam. Vậy, giải pháp của Tổng cục thủy sản là gì?

- Năm 2013 được Bộ NN&PTNT lên kế hoạch là năm dành cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp, và ngành thủy sản nằm trong kế hoạch này. Bộ NN&PTNT nhận định rằng, việc tổ chức sản xuất của ngành nông nghiệp là kém nhất mặc dù đây là khâu quan trọng nhất để cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp. Do đó, trong năm 2013 ngành thủy sản sẽ có những thay đổi trong khâu nuôi trồng thủy sản.

Hiện chúng ta có hàng trăm ngàn hộ nuôi tôm nhỏ lẻ và không có hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi phù hợp nên dịch bệnh lan tỏa rất nhanh chỉ sau một thời gian ngắn. Do đó, năm 2013 sẽ xây dựng lại hệ thống thủy lợi cho vùng nuôi trồng thủy sản, tập hợp các hộ nuôi tôm, cá tra lại với nhau để cùng mua con giống, thức ăn chăn nuôi để giảm giá thành vì mua số lượng lớn sẽ rẻ hơn.

Để ngành thủy sản hướng đến sản xuất bền vững thì phải có thời gian. Trong khi đợi một quy hoạch bền vững, chúng ta phải tùy cơ ứng biến với từng thời điểm.

Hiện nhiều hội viên của Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng có truyền mệng câu nói "thả nuôi thì chết từ từ, không vốn thì chết hết". Ông nghĩ gì về câu nói này?

- Vốn cho ngành thủy sản là câu chuyện thường xuyên được nhắc đến nhiều trong năm qua. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ có chính sách giản nợ tối đa 24 tháng cho người nuôi trồng thủy sản.

Còn nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến cá tra thì sao? Liệu có thiếu không, thưa ông?

- Nguồn nguyên liệu cá tra sẽ không thiếu cho các nhà máy chế biến. Lâu nay, chúng ta hay nghe các thông tin đại chúng phản ánh người nuôi cá bỏ ao vì thiếu vốn nhưng xem lại tổng kết của Bộ NN&PTNT thì diện tích nuôi cá tra mấy năm nay không giảm. Hiện nuôi cá không còn dành cho nông dân mà dành cho những doanh nghiệp, người có tiền.

Chúng ta chỉ tính đến phần diện tích nuôi cá tra do người dân treo ao mà quên tính số diện tích do các doanh nghiệp mở rộng thêm. Cá tra đang đem đến lợi nhuận cho doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ phải tìm cách nuôi để chủ động với tình hình kinh doanh. Tôi tin nguồn cá tra nguyên liệu không thiếu là căn cứ trên cơ sở đó.

Như ông đã nói ở trên rằng đã có biện pháp để giải bài toán Ethoxyquin và doanh nghiệp đã chủ động được vùng nguyên liệu. Vậy mục tiêu mà trong năm 2013 mà Tổng cục thủy sản đặt ra là như thế nào?

- Trong năm 2013, một nghị định sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra sẽ sớm ban hành sẽ giúp con cá tra đi vào ổn định. Chúng tôi vẫn tin tưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 sẽ trên 6,5 tỉ đô la Mỹ là căn cứ trên những gì đã nói ở trên. Xin cảm ơn ông!

Năm 2012, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,2 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 1% so với năm 2011 nhưng không đạt mục tiêu 6,5 tỉ đô la Mỹ đề ra từ đầu năm.


Related news

Kết Quả Bước Đầu Về Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Nguồn Lợi Điệp Quạt Kết Quả Bước Đầu Về Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Nguồn Lợi Điệp Quạt

hơn 90% số vụ vi phạm. Có thể nói qua triển khai dự án, tính gắn kết, đoàn kết trong cộng đồng ngư dân ngày càng được tăng cường; mối quan hệ giữa cơ quan chức năng và chính quyền địa phương với ngư dân ngày càng được thắt chặt, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước.

Saturday. March 7th, 2015
Quy Định Mới Về Nguyên Tắc Điều Hành Hạn Ngạch Thuế Quan Nhập Khẩu Muối, Trứng Gia Cầm Năm 2015 Quy Định Mới Về Nguyên Tắc Điều Hành Hạn Ngạch Thuế Quan Nhập Khẩu Muối, Trứng Gia Cầm Năm 2015

Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2015 được quy định cụ thể như sau: trứng gà (mã số hàng hóa 0407.21.00 và 0407.90.10), trứng vịt, ngan (mã số hàng hóa 0407.29.10 và 0407.90.20), loại khác (mã số hàng hóa 0407.29.90 và 0407.90.90) có số lượng là 46.305 tá (lưu ý các loại trứng này là trứng thương phẩm không có phôi); muối (mã số hàng hóa 2501) có số lượng là 102.000 tấn.

Saturday. March 7th, 2015
Long Mỹ (Hậu Giang) Đẩy Mạnh Công Tác Quản Lý Vịt Chạy Đồng Long Mỹ (Hậu Giang) Đẩy Mạnh Công Tác Quản Lý Vịt Chạy Đồng

Để quản lý chặt chẽ số vịt chạy đồng này, Trạm Thú y huyện Long Mỹ đã phối hợp với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thường xuyên điều tra, kiểm soát số vịt trên địa bàn. Nếu là vịt ở địa phương thì tổ chức tiêm phòng bệnh, còn vịt từ nơi khác đến phải có đầy đủ sổ kiểm dịch và sổ đăng kí nuôi vịt chạy đồng; đồng thời kiên quyết trục xuất các đàn vịt không rõ nguồn gốc ra khỏi địa phương để tránh nguy cơ, lây lan bệnh dịch từ nơi khác đến.

Saturday. March 7th, 2015
Khẩn Trương Phòng Chống Cúm Gia Cầm Khẩn Trương Phòng Chống Cúm Gia Cầm

Trước đó, dịch cúm cũng đã xảy ra tại Cà Mau và Tiền Giang, với chủng A/H5N1 và H5N độc lực cao, khó phát hiện. ĐBSCL lại đang thu hoạch lúa đông xuân, nguy cơ dịch cúm lây lan từ những đàn vịt chạy đồng ngày càng lớn, nếu thiếu biện pháp phòng chống kịp thời.

Saturday. March 7th, 2015
Nuôi Heo Gia Công Hướng Đi Mới Của Nông Dân Nuôi Heo Gia Công Hướng Đi Mới Của Nông Dân

Trong khi nhiều gia đình, chủ trang trại chăn nuôi gặp khó trong vấn đề thiếu vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định, dịch bệnh... thì trang trại heo của gia đình ông Trần Văn Lệ (ấp 3, xã Tiến Hưng, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) vẫn trụ được nhờ chăn nuôi gia công. Gần 1 năm, trại heo của ông Lệ luôn mang lại hiệu quả cao và khẳng định hướng phát triển kinh tế đúng.

Saturday. March 7th, 2015