Nguyễn Dương Tiển Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Bồ Câu

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi truyền thống sang vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường mà anh Nguyễn Dương Tiển (ấp 10, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long - ảnh) ngày càng ăn nên làm ra…
Đến thăm mô hình nuôi bồ câu Mỹ của anh Nguyễn Dương Tiển, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy từ khâu chăm sóc, quy trình xử lý chất thải, cách bảo quản và chăm sóc con non… tất cả đều rất bài bản, chẳng khác gì một trang trại.
Là một người ham tìm tòi, học hỏi những mô hình kinh tế hiệu quả để về áp dụng vào kinh tế gia đình, năm 2010, trong một lần tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, anh Tiển nhận thấy mô hình nuôi bồ câu Mỹ dễ áp dụng bởi không cần nhiều vốn đầu tư cũng như ít công chăm sóc mà lợi nhuận cao, nên anh quyết định áp dụng.
Anh tiến hành tìm kiếm địa chỉ cung cấp con giống đảm bảo chất lượng và lên tận Tiền Giang để mua về 1 cặp bồ câu giống với giá 800.000 đồng. Nhờ chăm sóc tốt, sau 3 tháng cặp chim giống bắt đầu sinh sản. Từ cặp bố mẹ ban đầu, sau 1 năm anh đã có được 8 cặp bồ câu bố mẹ.
Nguồn bài viết: http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE1836DF/Nguyen_Duong_Tien_Thanh_cong_tu_mo_hinh_nuoi_bo_cau.aspx
Số lượng chim bồ câu con trong bầy của anh Tiển ngày một tăng lên. Thấy giống bồ câu nhìn lạ mắt và lớn con, thịt cũng rất ngon nên có nhiều người tìm đến mua giống về nuôi. Với giá bán từ 500.000 - 700.000 đồng/cặp (tùy kích cỡ), chỉ tính tiền bán bồ câu giống, anh Tiển thu lãi trên 50 triệu đồng. Từ kết quả đó, anh mạnh dạn bỏ ra trên 100 triệu đồng để đầu tư các trang thiết bị cũng như xây cất chuồng trại tiếp tục nhân rộng mô hình. Hiện trại của anh đang có 34 cặp bồ câu bố mẹ.
Cùng với chim bồ câu Mỹ, anh Tiển còn tìm hiểu và mua thêm một số loài khác như: chim Trĩ, gà Đông Tảo, gà kiểng… để đa dạng hóa vật nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường.
Sự thành công của các mô hình do anh Nguyễn Dương Tiển thực hiện cho thấy, nếu biết nắm bắt nhu cầu thị trường và mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất sẽ giúp người nông dân tăng thêm thu nhập, phát triển cuộc sống gia đình.
Related news

Hiện các hộ dân tích cực vệ sinh vườn thanh long sạch, thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu hủy triệt để mầm bệnh bằng cách thu gom các bộ phận cây, quả bị nhiễm bệnh đem chôn sâu hoặc dồn đống sau đó rắc vôi và tủ bạt, không để các tác nhân gây bệnh phân tán trong không khí. Qua thực hiện chiến dịch giúp nông nhận thức rõ hơn về bệnh đốm trắng và tích cực phòng trị theo phương pháp tổng hợp IPM.

Cuộc họp triển khai công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất vụ đông xuân 2014-2015 khu vực Trung bộ tổ chức tại TP.Phan Thiết mới đây xoay quanh 2 nội dung. Đó là phản ánh tình trạng thiếu nước tại các công trình thủy lợi trên toàn miền Trung trong diễn biến của hiện tượng El Nino và đốc thúc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng cạn.

Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Đồng Tháp có lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn, chính quyền các địa phương và nông dân cũng đã năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hình thành được chuỗi khép kín thông qua mối liên kết “4 nhà”.

Năng suất lúa bình quân đạt 57,3 tạ/ha, tăng 2,1%, sản lượng tăng 1,1%; so với năm 2013. Cây bắp năng suất ước đạt 54,8 tạ/ha, sản lượng 57.746 tấn. So với kế hoạch, năng suất tăng 3,4%, sản lượng tăng 2,1%. Các loại cây trồng ngắn ngày, cây chủ lực như mía và mì đều tăng trưởng đạt kế hoạch về diện tích, sản lượng.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn nguyên liệu không ổn định. “Mỗi khi nguồn hàng khan hiếm, ngoài việc phải cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp trên địa bàn, công ty phải tổ chức đi mua ở các tỉnh lân cận mới đủ hàng sản xuất, nên chi phí đầu vào đội lên”-ông Quỳnh than.