Đối thoại về sản xuất và liên kết thị trường trong lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa

Dự án “Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua can thiệp thị trường ở Lào Cai” do tổ chức Oxfam tài trợ đã hỗ trợ chăn nuôi và tiêu thụ lợn đen bản địa tại 3 xã: Lùng Khấu Nhin (Mường Khương), Mường Hum, Trịnh Tường (Bát Xát). Từ thành công của những xã trong vùng dự án, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tư vấn, đối thoại nhằm mở rộng chăn nuôi lợn đen đến các xã ngoài vùng dự án. Trong buổi đối thoại, nông dân các xã đã được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, cách chăm sóc, phòng tránh dịch bệnh cho đàn lợn đen; chính sách hỗ trợ vốn vay cho hộ chăn nuôi…
Thông qua đối thoại, nông dân các xã có thêm kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa, phát triển kinh tế, tăng thu nhập.
Related news

Sau thời gian dài giá heo xuống thấp, phần đông người chăn nuôi đã “treo chuồng” dẫn đến số lượng heo giảm lớn, tuy nhiên vào thời điểm cuối năm, nguồn cung hút đã khiến giá heo tăng vọt.

Sau thời gian dài giá heo xuống thấp, phần đông người chăn nuôi đã “treo chuồng” dẫn đến số lượng heo giảm lớn, tuy nhiên vào thời điểm cuối năm, nguồn cung hút đã khiến giá heo tăng vọt.

Sáng 5/11, tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Hợp tác 4 nhà về đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè sạch, an toàn.

Từ đầu năm đến nay, giá mủ cao su liên tục giảm khiến nhiều hộ dân trồng cao su ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) thất thu lớn. Hiện tại, giá mủ cao su nước bán tại vườn chỉ còn 13.000 đồng/kg, chỉ bằng 1/2, thậm chí 1/3 giá các năm trước.

Cùng với việc canh tác cây lúa, huyện Châu Phú (An Giang) có khá nhiều vùng chuyên canh rau màu, chủ yếu tập trung ở các xã: Khánh Hòa, Mỹ Đức, Bình Thủy. Khi thị trường nội địa không thể tiêu thụ hết sản phẩm của nông dân thì việc đưa rau màu Châu Phú “xuất khẩu” sang Campuchia đang là hướng đi cho hiệu quả khả quan.