Người trồng lan phụ thuộc giống nhập ngoại

Hiện thành phố có 24 tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nuôi cấy mô thực vật, gồm: 15 viện, trường hoạt động nghiên cứu có kết hợp sản xuất và 9 công ty, cơ sở.
Mỗi năm, tổng sản lượng đạt khoảng 16 triệu cây giống nuôi cấy mô các loại, trong đó giống hoa lan chiếm khoảng 80%, tập trung vào các giống:
Dendrobium (hơn 10 triệu giống/năm), lan hồ điệp (hơn 500.000 cây giống/năm)...
Nuôi cấy mô lan tại Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM.
Nhiều nông dân trồng hoa lan ở thành phố đánh giá chất lượng giống lan trong nước nhìn chung không tốt bằng giống lan nước ngoài mà giá lại đắt hơn nên hầu như nông dân trồng lan đã sử dụng giống lan nhập khẩu.
Chủ một trang trại hoa lan ở Củ Chi (TP.HCM) cho biết không sử dụng giống lan cấy mô trong nước, vì chất lượng sản phẩm không cạnh tranh lại với giống nhập từ nước ngoài.
Để có giống lan tốt, chủ trang trại này đã tự nhân giống bằng cách chiết cành những cây có chất lượng tốt trong trang trại của mình hoặc phải nhập giống lan mới.
Thậm chí, chủ trang trại này còn có kế hoạch liên kết với chuyên gia nông nghiệp nước ngoài lập trung tâm cấy mô, nhằm chủ động nhân giống lan tốt hơn để trồng và cung cấp giống cho thị trường.
Hiện thành phố có hơn chục đơn vị đang nhập giống lan từ các nước và vùng lãnh thổ, như: Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc…
Trong đó, nhập nhiều nhất là các công ty Hoàng Hà Orchids, Việt Thái… Theo ông Dương Đức Trọng-Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở NNPTNT), không thể biết chính xác số lượng giống lan nhập từ nước ngoài về thành phố hàng năm do không nắm cụ thể.
Nhưng đại diện một công ty nhập giống cây trồng cho biết, trung bình mỗi tháng công ty này nhập vài ngàn giống lan với giá trung bình từ vài nghìn cho đến vài chục nghìn đồng/giống.
Việc nông dân phụ thuộc vào giống lan nước ngoài không phải không có rủi ro. Ông Lê Thành Trung - nông dân trồng hoa lan ở thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), cho biết giống nhập đôi khi bị sốc môi trường và giảm đáng kể năng suất.
Ông Mai Quốc Thái- Chủ tịch CLB Trang trại hoa lan TP.HCM phân tích, thực chất hiện nay các cơ sở cấy mô giống hoa lan trong nước chỉ nhân chứ chưa phải làm giống. “Cần phải làm giống lan nội chất lượng cao nếu muốn cạnh tranh chất lượng với các nước và thuyết phục nông dân sử dụng giống nội”- ông Thái nói.
TP.HCM đang cho rà soát lại các cơ sở cấy mô để có chính sách hỗ trợ.
Nhằm đẩy mạnh tiêu thụ giống lan nội, Sở NNPTNT thành phố cũng vừa tổ chức ký hợp đồng nguyên tắc về tiêu thụ giống lan nuôi cấy mô giữa các cơ sở sản xuất giống và các HTX, nông dân.
Related news

Theo đó, gia đình chị được hỗ trợ 50 con gà giống đã tiêm vắc xin phòng bệnh và 50% thức ăn tinh, đồng thời được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, cách phòng chống dịch bệnh. Sau gần 4 tháng nuôi, đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng trung bình mỗi con đạt từ 2 kg trở lên.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đến nay, tổng diện tích lúa, ngô hàng hóa thực hiện được trên 62 nghìn ha, sản lượng đạt trên 207 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập gần 420 tỷ đồng. Bên cạnh giá trị kinh tế, việc sản xuất lúa, ngô hàng hóa đã và đang tạo sự thay đổi lớn về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và người nông dân.

Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Phụng Hiệp luôn tích cực triển khai các phong trào thi đua, vận động hội viên tham gia hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động... qua đây, góp phần không nhỏ giúp địa phương thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đề ra.

Hiện nay, nông dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào cao điểm thu hoạch niên vụ mía 2014-2015. Tuy nhiên, việc công ty mía đường ra thông báo giảm giá thu mua trong lúc này khiến ngành chức năng và nông dân đều lo lắng.

Rồi anh Ánh lo việc trường việc lớp, trăm công nghìn việc ở trang trại đều do chị Ngọc một tay lo toan gánh vác. Mới đầu thì vỡ ruộng cấy lúa, trồng ngô để có cái ăn hàng ngày. Khi đủ lương thực rồi, chị vay ngân hàng để đầu tư phát triển chăn nuôi lợn gà, đào ao thả cá.