Người thuần hóa vịt trời
Thế mà ông Nguyễn Thanh Sơn, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) với cơ duyên và quyết tâm của mình đã thuần hóa thành công 5 con vịt trời bắt được cách đây hơn 1 năm. Có lẽ ông Sơn là người đầu tiên ở Quảng Trị thuần hóa được vịt trời.
Cách đây một năm, ông Sơn tình cờ bắt được 5 con vịt trời mới nở tại càng An Thơ, xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng. Nhìn 5 con vịt trời non nớt, khỏe mạnh, ngoác miệng đòi ăn khiến ông thực hiện ngay ý định thuần hóa vịt trời nung nấu bấy lâu. Mấy ngày đầu, thấy vịt sức khỏe yếu dần tưởng khó sống được, nhưng vài tuần sau chúng quen dần với môi trường và lớn rất nhanh.
Nhiều người dân trong vùng tỏ ý lo ngại ông Sơn nuôi vịt trời rồi thì cũng đến lúc trắng tay giống như chàng ngốc thưở nào, nhưng ông vẫn không nản chí. Nguồn thức ăn cho vịt trời chủ yếu lấy từ tự nhiên như lúa, ốc, cá, tép. Hàng ngày, ông bỏ công sức lội kiếm thức ăn cho vịt ăn no. Rồi ông đào ao cá, nuôi thêm ốc bươu tăng nguồn thức ăn tại chỗ.
Ông càng thêm hy vọng mỗi khi đưa thức ăn vào máng, vịt ríu rít chạy đến gần. Sau 2 tháng nuôi nhốt, ông mở chuồng cho vịt ra ngoài tập bay. Để an toàn, ông Sơn mua lưới về giăng kín một khoảng vườn nhỏ, nhưng ông vẫn canh ngày đêm vì sợ chúng bay mất. Thế rồi một buổi chiều đẹp trời ông sung sướng đến trào nước mắt khi đàn vịt quay trở lại với chủ nhân của mình sau một ngày kiếm mồi. Như vậy là ông đã thuần hóa thành công 5 con vịt trời thành gia cầm gần gũi.
Bây giờ ở các nhà hàng, một con vịt trời giá cũng “trên trời”, gần 500 nghìn/con/kg. Thịt vịt trời là thức ăn tốt để tẩm bổ với giá trị dinh dưỡng cao. Xét từ góc độ đông y, thức ăn của vịt phần nhiều là vật sống dưới nước, nên thịt vịt có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tư bổ, dưỡng vị, bổ thận, trừ nhiệt trong xương, trị ho hóa đàm. Dân gian tương truyền rằng, vịt còn là “thánh dược” của người bệnh lao phổi.
Sách “Bản thảo cương mục” ghi nhận: thịt vịt chủ đại bổ hư lao, tiêu độc nhiệt, lợi tiểu tiện, tiêu sưng, ổn định co giật.
Bây giờ người dân trong vùng đã nhìn ông Sơn với ánh mắt thán phục, gọi ông là "người khôn nuôi vịt trời". Nhiều nhà hàng biết chuyện đã đến hỗ trợ kinh phí để gia đình ông Sơn đồng ý cung ứng nguồn vịt trời lâu dài. Ông Sơn khoe: “ Rồi đây tui sẽ có đàn vịt trời béo khỏe, đông chật đầy đồng”.
Related news
Cá lăng là một trong những đặc sản của sông Đồng Nai. Khi nghề nuôi cá lăng mới rộ, nhiều nông dân thu lãi tiền tỷ. Năm nay, tuy các bè nuôi cá trúng về sản lượng nhưng đã qua thời lãi “khủng” vì loại đặc sản này ngày càng mất giá.
Khoảng gần 3 tuần qua, bà con trồng rau màu thuộc 2 xã Mỹ An Hưng A và Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò thấp thỏm vì giá rau màu liên tục giảm. Nguyên nhân giảm do lượng hàng cung đang áp đảo nhu cầu của thị trường.
Diện tích liên kết sản xuất từng bước mở rộng, đa số các doanh nghiệp tham gia liên kết đều có cung ứng đầu vào cho nông dân, tạo sự ràng buộc hơn giữa các bên tham gia liên kết, giúp người nông dân ổn định đầu ra, an tâm sản xuất, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích”.
Thời gian qua, Sở Công Thương phối hợp với Ban Chỉ đạo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức mua sắm tiêu dùng hàng Việt với hàng chục ngàn buổi và có hàng trăm lượt người dân tham dự.
Dự án này nằm trong Chương trình đối tác đô thị phát triển kinh tế - MPED - do Chính phủ Canada tài trợ, được các chuyên gia tư vấn thuộc Hiệp Hội các đô thị Việt Nam (ACVN) hướng dẫn lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương.