Người Sản Xuất Mía Đạt Lợi Nhuận Khoảng 30%

Theo Bộ NN và PTNT, niên vụ mía đường 2012 – 2013, bình quân người sản xuất mía đạt lợi nhuận khoảng 30%.
Sáng ngày 25/7, tại Hậu Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2012 – 2013.
Niên vụ mía đường 2012 – 2013 diện tích mía cả nước đạt gần 300.000 ha, tăng 15.000 ha so với niên vụ trước; năng suất trung bình 64 tấn/ha; sản lượng ước đạt hơn 19 triệu tấn. Bình quân người sản xuất mía đạt lợi nhuận khoảng 30%.
Mặc dù vùng mía nguyên liệu, năng suất, sản lượng… đều tăng, song theo các đại biểu tham dự niên vụ mía đường này vẫn còn nhiểu tồn tại cần khắc phục như lượng đường tồn kho còn lớn; đường nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp; chất lượng đường vẫn còn thấp so với mặt bằng thế giới...
Chuẩn bị cho niên vụ mới 2013 – 2014, các đại biểu đề nghị cần nghiên cứu thay đổi giống mới theo hướng nâng cao năng suất, chữ đường; có biện pháp mạnh trong xử lý đường nhập lậu. Mặt khác, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư thương mại theo hướng phân khúc thị trường… Bà Bùi Thị Quy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH mía - đường - cồn Long Mỹ Phát kiến nghị: “Hiệp hội mía đường cần có ý kiến với Bộ Công Thương, Chính phủ để cân đối, không cho nhập đường về và giải quyết rốt ráo vấn đề đường nhập lậu. Nếu không, ngành đường cũng đi vào con đường tử”.
Related news

Gần đây, một số nông dân trồng lúa ở xã Lương Quới (Giồng Trôm - Bến Tre) đã chuyển qua trồng cây màu ở vùng ruộng lõm để có lợi nhuận cao hơn. Anh Trần Ngọc Thành (ấp 3, xã Lương Quới), đã chuyển bốn công đất lúa sang trồng cây ớt chỉ thiên, ước năng suất thu hoạch trong ba vụ khoảng trên 10 tấn trái.

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa công nhận giống Lúa Cẩm Cai Lậy do Phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) lai tạo và 13 giống lúa do Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo là "Giống cây trồng nông nghiệp mới" đồng thời chỉ đạo các sở nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức sản xuất thử nghiệm.

Bất kỳ chứng nhận nào, nếu không có khách hàng thì không có nhu cầu thị trường, đồng nghĩa với việc, nếu một sản phẩm được chứng nhận bằng một tiêu chuẩn mà không được chấp nhận ở thị trường đó thì không có giá trị và chẳng ai quan tâm. Vậy liệu VietGAP có tạo được chỗ đứng đối với người tiêu dùng và cộng đồng quốc tế?

Hiện nay, sản phẩm hồ tiêu bán được giá trên thị trường đang thu hút nông dân quay trở lại trồng mới và chăm sóc phục hồi vườn tiêu. Tuy nhiên, trong những năm qua tình hình dịch bệnh trên cây hồ tiêu diễn biến phức tạp gây thiệt hại nhiều cho người trồng tiêu. Việc xây dựng biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững cây hồ tiêu phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai của địa phương đang là vấn đề quan tâm của các cấp chính quyền trong vùng có khả năng trồng tiêu và ngành chuyên môn. Là loại cây trồng khó tính, đòi hỏi cao về kỹ thuật trồng, chăm sóc và chất đất nên phát triển các mô hình trồng tiêu sạch có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện tình hình bệnh trên cây tiêu tràn lan.

Hiện thanh long của Việt Nam được xuất khẩu qua hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với giá khá tốt, đạt cao nhất trên 90.000 đồng/kí lô gam. Phó giáo sư - tiến sĩ Võ Thị Thanh Lộc, thuộc Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, cho biết như vậy tại hội nghị: “Phổ biến kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị thanh long và nhân rộng đối với sản phẩm trái cây khác”, được tổ chức tại Tiền Giang sáng ngày 17-10.