Hà Nội Xây Dựng 31 Vùng Sản Xuất Rau An Toàn Tập Trung

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Bảo vệ thực vật TP Hà Nội đã tư vấn cho các địa phương lập 31 dự án xây dựng vùng RAT tập trung với tổng diện tích 2.080,9ha; trong đó có 10/31 dự án đã được phê duyệt đầu tư và đang thi công, một số dự án đã thi công xong và bàn giao đưa vào sử dụng như: Yên Mỹ, Duyên Hà, Thanh Đa,...
Bên cạnh đó, Chi cục cũng rà soát, định vị được thêm 500ha RAT để tập trung quản lý, chỉ đạo; nâng tổng diện tích RAT lên 5.000ha. Tiếp tục phân công cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, giám sát sản xuất RAT tại 5.000ha RAT đã định vị ở các địa phương. Hướng dẫn, giám sát và cấp giấy chứng nhận cho 18 vùng sản xuất RAT theo VietGAP với tổng diện tích trên 150ha; sản lượng đạt khoảng 9.500 tấn/năm (tương đương 26 tấn/ngày).
Theo rà soát, đến thời điểm này, trên địa bàn TP có hơn 80 cửa hàng bán RAT, sản lượng tiêu thụ trung bình từ 50-120 kg/cửa hàng/ngày. Có khoảng 180 điểm bán của các siêu thị có kinh doanh RAT, sản lượng tiêu thụ trung bình từ 80-200 kg/siêu thị/ngày.
Related news

Sinh ra đã mang trong mình trọng bệnh, bị liệt cả 2 chân, phải ngồi trên xe lăn, nhưng ông Lê Đức Hiền (ngụ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đã làm được những việc mà nhiều người bình thường cũng khó làm được, đó là nghiên cứu ra hàng chục sáng chế khác nhau.

Tại nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2015 vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu Bộ NNPTNT tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Bộ NNPTNT phải phối hợp với Bộ Công Thương đề xuất các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

CXT 30 không những sống được ở vùng đất bạc màu mà còn tỏ ra vượt trội hơn các giống khác, ít bị sâu bệnh, tiết kiệm chi phí phân bón cũng như thuốc BVTV.

5 năm qua, hàng ngàn lượt hộ nông dân được vay vốn phát triển sản xuất, Khánh Hòa được đánh giá là một trong số ít tỉnh huy động và sử dụng vốn Quỹ HTND hiệu quả nhất nước.

Không chỉ hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa hoang hóa, anh Lò Văn Nghĩ (bản Sẳng, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La) còn trực tiếp hướng dẫn các hộ nghèo cách làm ăn bằng chính mô hình trang trại của mình.