Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nuôi Tôm Nói Không Với Chất Kháng Sinh Ở Cà Mau

Người Nuôi Tôm Nói Không Với Chất Kháng Sinh Ở Cà Mau
Publish date: Tuesday. May 21st, 2013

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, từ cuối tháng 9/2012, Nhật Bản áp dụng lại việc kiểm soát dư lượng Ethoxyquin (chất bảo quản thức ăn thuỷ sản) và Trifluralin đối với 100% lô tôm Việt Nam nhập khẩu.

Nguyên nhân là chỉ trong vòng một tuần sau khi dỡ bỏ lệnh kiểm tra 30% các lô tôm của Việt Nam về Ethoxyquin, Nhật Bản phát hiện 2 lô tôm của doanh nghiệp Việt Nam nhiễm Ethoxyquin vượt mức 0,01 ppm theo quy định của nước này. Vì thế, phía Nhật Bản quyết định phục hồi tỷ lệ kiểm soát các lô tôm từ Việt Nam lên 100%.

Từ khi Nhật Bản thông báo kiểm tra 100% lô hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam do dư lượng chất kháng sinh gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu và người nuôi tôm, chỉ trong thời gian ngắn, người nuôi tôm đã ý thức không sử dụng các chất kháng sinh cấm trong nuôi trồng thuỷ sản mà chuyển sang các chế phẩm sinh học có lợi.

Ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký Hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau, cho biết, trước đây khi Nhật Bản thông báo kiểm tra 100% lô tôm nhập từ Việt Nam đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong xuất khẩu mặt hàng tôm. Nhưng trong thời gian ngắn, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền người dân đã có ý thức không sử dụng chất kháng sinh mà sử dụng các loại chế phẩm sinh học.

Theo cơ quan Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản Nam Bộ, các loại thuỷ sản nuôi như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra ở các tỉnh ĐBSCL trong thời gian qua không bị phát hiện các loại kháng sinh cấm khi kiểm tra.

Anh Nguyễn Trường Giang, ấp Lung Câu, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, cho biết: Trước đây, do chưa có chất thay thế nên sử dụng chất Trifluralin dùng để diệt nấm, rong rêu trong ao nuôi tôm và cũng không biết nó là hoá chất bị Nhà nước cấm sử dụng.

Từ khi nghe thông tin nước ngoài sẽ không mua tôm Việt Nam khi phát hiện chất cấm, nông dân chúng tôi chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước và điều trị bệnh tôm trong các vụ nuôi vừa qua, năng suất tôm nuôi tăng so với trước. Đồng thời, chúng tôi cũng lựa chọn những thức ăn không có chất Ethoxyquin

Anh Đoàn Minh Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, cho biết, người nuôi tôm đã ý thức được vấn đề không sử dụng các loại kháng sinh cấm trong nuôi tôm. Bên cạnh đó, người nuôi cũng có kinh nghiệm trong việc sử dụng các loại chất kháng sinh khác thay thế chất cấm.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, để tránh sử dụng các loại sản phẩm có chứa Trifluralin, người nuôi tôm cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và đặc biệt quản lý tốt môi trường ao nuôi. Nên lựa chọn một loại sản phẩm men vi sinh thích hợp để xử lý nước ao nuôi vì tính an toàn sinh học và bền vững cho môi trường nuôi.

Đây được xem là giải pháp tốt nhất khi chưa có chất thay thế để loại bỏ dần việc sử dụng các chất có chứa Trifluralin và các chất kháng sinh khác trong nuôi thuỷ sản, để bảo vệ cho ngành kinh tế mũi nhọn của Cà Mau thời gian tới.


Related news

Hướng Đi Nào Cho Người Nuôi Tôm Hùm Lồng? Hướng Đi Nào Cho Người Nuôi Tôm Hùm Lồng?

Mặc dù đã di dời lồng bè về khu quy hoạch C1, nhưng hầu hết người nuôi tôm hùm vẫn không thể bám trụ, ổn định sản xuất được. Tìm hướng đi phù hợp để nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển bền vững là vấn đề nan giải hiện nay.

Saturday. October 19th, 2013
Vì Sao Nguyên Liệu Cá Tra Thiếu Nhưng Giá Mua Ít Tăng? Vì Sao Nguyên Liệu Cá Tra Thiếu Nhưng Giá Mua Ít Tăng?

9 tháng của năm 2013, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ở An Giang xuất khẩu 128 ngàn tấn, kim ngạch đạt 311 triệu USD, tăng 23,1% về lượng và 6,5% về giá trị so cùng kỳ. Dù xuất khẩu tăng, nguyên liệu thiếu nhưng giá mua cá tra của các nhà máy vẫn tăng không đáng kể.

Sunday. October 20th, 2013
Ba Lần Xuống Giống 3 Lần Mất Ba Lần Xuống Giống 3 Lần Mất

Bão số 8 chưa khắc phục xong hậu quả, bão số 10 lại ập đến, bao mất mát, nước mắt, nghẹn đắng. Cả nước đang hướng về miền Trung ruột thịt sẻ chia từng ngày lương, gói mỳ thì bão số 11 tiếp tục hoành hành cướp đi sản nghiệp của hàng ngàn gia đình miền Trung. Bão lũ liên miên, miền Trung chìm trong biển nước…

Sunday. October 20th, 2013
An Giang: Mùa Cá Đồng An Giang: Mùa Cá Đồng

Đối với các vùng nông thôn, người có đất nhiều thì sống nhờ ruộng rẫy và chăn nuôi thêm, còn gia đình ít đất hoặc không đất chỉ mong mùa nước lên. Tháng chín âm lịch, khi con nước ngập đồng thì mọi người tranh thủ khai thác thủy sản cho bữa ăn cả nhà, vừa bán đi để tạo nguồn thu nhập. Đây cũng là thời điểm cá đồng sinh sôi, kéo dài đến Tết âm lịch.

Sunday. October 20th, 2013
Thủ Lĩnh “Cá Xen Ếch” Trên Hồ Suối Hai Thủ Lĩnh “Cá Xen Ếch” Trên Hồ Suối Hai

Quả thật, khi lên hồ Suối Hai (thuộc xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội) hỏi thăm mọi người ai cũng biết đến ông Lã Đức Quảng, với bản chất tần tảo, cần cù chịu khó bám hồ suốt nhiều năm nay để phát triển nghề nuôi thuỷ sản lồng bè.

Monday. October 21st, 2013