Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nuôi Gà Thiếu Vốn Tái Đàn

Người Nuôi Gà Thiếu Vốn Tái Đàn
Publish date: Thursday. May 22nd, 2014

Gần đây, giá gà trên địa bàn tỉnh đã tăng từ 40.000 đồng/kg lên 65.000 đồng/kg. Với giá này, người chăn nuôi có lãi trên 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, việc tái đàn đang gặp nhiều khó khăn do người chăn nuôi thiếu vốn.

Giá gà tăng mạnh

Ông Nguyễn Mạnh Huy, chủ một gia trại chăn nuôi gà thịt ở thôn Hòa Ninh, phường Nhơn Hưng (thị xã An Nhơn), tâm sự: Trong đợt dịch cúm gia cầm (DCGC) vừa qua, gia trại của tôi còn “kẹt” đến hơn 8.000 con gà ta nuôi thịt. Do DCGC hoành hành nên giá gà giảm mạnh; dù vậy tôi vẫn phải “bán đổ bán tháo” để thu hồi vốn vì gà đã quá tuổi xuất bán.

Hiện nay, khi tình hình dịch bệnh được khống chế, thị trường tiêu thụ mạnh, giá gà lập tức tăng từ 40.000 đồng/kg lên mức 65.000 đồng/kg, với mức giá này, người chăn nuôi đã có lãi trên 10.000 đồng/kg, tiếc là không có gà để bán. Hiện nay, thương lái đang thu gom gà rất mạnh để đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Bà Phan Thị Minh Thư, một thương lái thu mua gà thịt ở phường Bình Định, thị xã An Nhơn, cho biết: Sau khi DCGC được khống chế, thị trường tiêu thụ thịt gà trong cả nước đã ổn định, bắt đầu tăng mạnh trở lại.

Thời điểm này, mỗi ngày tôi nhận đến vài chục cuộc điện thoại đặt hàng ở các tỉnh, thế nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh trước đây nên số lượng gà thịt của các trang trại, gia trại xuất bán chưa được nhiều, không đủ cung ứng cho khách hàng. Mỗi ngày tôi mua được từ 500 - 600 con gà để đưa đi tiêu thụ, chỉ bằng một nửa so với thời điểm bình thường.

Theo ông Ngô Văn Thèo, Trưởng Phòng Chăn nuôi của Sở NN-PTNT, tỉnh ta có ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển khá mạnh. Trong đó, riêng tổng đàn gà trên địa bàn tỉnh thường xuyên được duy trì từ 4,2 đến 4,5 triệu con.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng DCGC hồi đầu năm nên đàn gà hiện giảm hơn một nửa; nhiều hộ chăn nuôi còn nghe ngóng tình hình dịch bệnh, chưa vội tái đàn. Sau khi DCGC được khống chế, giá gà tăng mạnh trở lại. Với người chăn nuôi, mức lãi 10.000 đồng/kg gà thịt là khá cao, nhưng hiện nguồn gà thịt cung ứng ra thị trường đang rất khan hiếm.

Chật vật tái đàn

Khi giá gà tăng cao, thị trường hút hàng, người chăn nuôi gia cầm trong tỉnh bắt đầu tái đàn. Tuy nhiên, chuyện tái đàn của các hộ chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn do hầu hết các gia trại, trang trại đang thiếu vốn. Trong khi đó, kênh đầu tư chính cho các chủ gia trại, trang trại chăn nuôi gia cầm trước đây là các đại lý thức ăn chăn nuôi, nhưng hiện nay các đại lý thức ăn chăn nuôi cũng đang “đuối” vốn.

Anh Trần Văn Năm, chủ một đại lý thức ăn chăn nuôi lớn ở thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước), cho biết: Qua thời điểm DCGC xảy ra, hầu hết người nuôi gà trên địa bàn huyện đều thua lỗ nặng, không còn khả năng trả nợ mua thức ăn chăn nuôi, đại lý của tôi đang bị người chăn nuôi nợ đến gần 7 tỉ đồng.

Do đó, mặc dù hiện nay nhu cầu mua nợ con giống và thức ăn chăn nuôi của những hộ nuôi gà tái đàn rất cao, nhưng hầu như đại lý nào cũng thiếu vốn, không thể đầu tư trước cho các hộ chăn nuôi.

Ông Nguyễn Ngọc Anh, chủ trang trại chăn nuôi gà ở thôn Quảng Nghiệp, xã Phước Hưng (huyện Tuy Phước), cho hay: “Sau khi DCGC được khống chế, trang trại tôi vẫn chưa có khả năng tái đàn. Trước đây các đại lý thức ăn chăn nuôi sẵn sàng ứng vốn hàng trăm triệu đồng để các trang trại, gia trại đầu tư chăn nuôi, nhưng thời điểm này thì hầu hết các đại lý đều từ chối.

Để có vốn tái đầu tư chăn nuôi, tôi cam kết sẽ hoàn đủ vốn khi xuất chuồng nhưng đại lý thức ăn cũng chỉ chấp nhận đầu tư thức ăn cho 2.000 con gà, trong khi quy mô chuồng trại của tôi có thể nuôi đến 7.000 con.

Do người chăn nuôi gia cầm thiếu vốn đầu tư tái đàn nên dù giá gà thịt đang tăng cao nhưng giá gà giống hầu như vẫn đứng yên. Ông Cao Văn Khanh, Giám đốc Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh, ở thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp (Tuy Phước), cho biết: Hiện nay, giá gà giống của đơn vị bán ra vẫn đang ở mức khá thấp do việc chăn nuôi tái đàn khá chậm. Trước đây, khi DCGC chưa xảy ra, giá gà giống của đơn vị cung ứng thường xuyên ở mức từ 23.000 - 25.000 đồng/con. Hiện nay, giá gà giống đang ở mức 13.000 đồng/con nhưng sức mua còn khá chậm.

Theo ông Cao Văn Khanh, trước khó khăn của người chăn nuôi trong việc tái đàn, Công ty của ông không chỉ bán gà giống giá thấp mà còn thực hiện kích cầu bằng cách chấp nhận bán nợ cho những trang trại lớn, có tiềm năng, để tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi tái đàn.


Related news

Vùng Đồng Tháp Mười Chuyển 10.000 Ha Đất Trồng Lúa Sang Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Đồng Tháp Mười Chuyển 10.000 Ha Đất Trồng Lúa Sang Nuôi Trồng Thủy Sản

Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, để cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.

Saturday. June 15th, 2013
Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 16,4% Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 16,4%

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

Saturday. June 15th, 2013
Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ

Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.

Saturday. June 15th, 2013
Lão Nông Sang Nhật “Săn” Giống Đậu Bắp Lão Nông Sang Nhật “Săn” Giống Đậu Bắp

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

Saturday. June 15th, 2013
Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng-Vật Nuôi, Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng-Vật Nuôi, Theo Hướng Phát Triển Bền Vững

Huyện Thuận Bắc có 6 xã với dân số gần 39.000 người, trong đó dân tộc Raglai và dân tộc Chăm chiếm đến 70%. Tuy là địa phương có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng, với gần 320 km2, nhưng phần lớn là đồi núi, đất dốc và sỏi đá, tiềm năng để tạo động lực phát triển còn hạn chế, đời sống đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn.

Saturday. June 15th, 2013