Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nông Dân Say Mê Nghiên Cứu Giống Lúa Mới

Người Nông Dân Say Mê Nghiên Cứu Giống Lúa Mới
Publish date: Sunday. June 17th, 2012

Chuyện nghiên cứu lai tạo thành công các giống lúa mới hiện nay không phải là hiếm, nhưng một người dân ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) nghiên cứu lai tạo thành công nhiều giống lúa đạt chuẩn được xem là một tâm điểm thu hút sự chú ý của giới nông dân và các nhà khoa học. Người chúng tôi muốn nói đến là ông Phan Văn Oanh (Mười Oanh), ở ấp Bình Thuận, xã Long Bình.

Theo chân ông Nguyễn Hồng Sáng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Bình, chúng tôi đến thăm gia đình ông Mười Oanh - một nông dân sản xuất giỏi ở xã Long Bình. Không ai có thể nghĩ rằng, một nông dân chỉ học hết lớp 9 lại có thể tạo ra đến 6 loại giống lúa mới. Nhưng với ý chí, lòng kiên trì, say mê sản xuất, đã giúp ông thành công trong việc lai tạo giống lúa mới. Ông Mười Oanh kể: Được sự quan tâm của Hội Nông dân xã, huyện cử ông đi tham gia các lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ông được tham gia lớp tập huấn chọn giống - lai tạo giống do Trung tâm Giống tỉnh Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức. Trong số 200 người của tỉnh Hậu Giang được tập huấn lúc bấy giờ, đến nay có lẽ chỉ có ông Mười Oanh là nghiên cứu lai tạo thành công giống lúa mới.

Là một người nông dân bình thường, nhưng ông lại có ý chí và quyết tâm lớn. Ông mơ ước biến những kiến thức đã học thành hiện thực thông qua việc chọn tạo ra các giống lúa mới phù hợp với địa phương. Và, sự thật ông đã thành công, đến nay ông đã chọn tạo được 6 loại giống lúa mới đặt tên từ Long Mỹ 1 đến Long Mỹ 6. Các giống lúa này đều được Trung tâm Giống và Trường Đại học Cần Thơ công nhận. 2 giống lúa Long Mỹ 2, 3 hiện đã cung ứng cho Trường Đại học Cần Thơ để cung cấp cho mạng lưới giống cộng đồng của 13 tỉnh, thành ĐBSCL sản xuất. 3 giống lúa Long Mỹ 4, 5, 6 mới được thuần trong vụ Đông xuân vừa qua và trong vụ Hè thu này được sản xuất thử ở 2 tỉnh Hậu Giang và Vĩnh Long với diện tích trên 3 ha. Ông Mười Oanh cho biết, trung bình để làm được 1 giống lúa mới thì phải mất từ 2 đến 3 năm, và phải trải qua quá trình chọn lọc, lai tạo, phân ly 5 đến 6 lần mới có thể chọn ra những hạt lúa tốt nhất thì mới giữ lại làm giống. Các giống lúa của ông Mười Oanh được đánh giá rất cao như giống Long Mỹ 3 thích nghi v

ới nhiều vùng đất, năng suất cao, kháng sâu bệnh. Còn giống lúa Long Mỹ 4 năng suất cao, gạo ngon không thơm nhưng dẻo và mềm cơm, thích nghi nhiều vùng đất, kháng đạo ôn rầy nâu. Còn Long Mỹ 5 cứng cây, bông to, gạo trắng, hạt dài đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, Long Mỹ 6 bông ngắn, hạt dài, kháng sâu bệnh cao như rầy nâu, đạo ôn.

Say mê nghiên cứu lai tạo các giống lúa mới đối với ông Mười Oanh không chỉ là áp dụng những gì đã được học vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp, mà ông còn mong muốn tạo ra nhiều loại giống lúa mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, giải quyết được nguồn lúa giống khan hiếm và đáp ứng kịp thời trong quy trình sản xuất hiện nay. Trong tổng số hơn 3 ha đang sản xuất các loại giống lúa mới của ông Mười Oanh trong vụ Hè thu này, gia đình ông Nguyễn Văn Dể, ở ấp Bình Thuận có 13 công gieo sạ giống lúa Long Mỹ 6. Ông Dể cho biết, vụ Đông xuân trước với giống lúa này năng suất đạt rất cao 1,05 tấn/công tầm lớn, điều đặc biệt là trong suốt quá trình sản xuất gia đình ông không hề sử dụng một loại thuốc bảo vệ thực vật nào.

Trong điều kiện còn khó khăn, nhưng bằng sự đam mê, kiên trì, tỉ mỉ ông Mười Oanh đã sản xuất được nhiều giống lúa mới mà ít người nông dân có thể làm được. Để sản xuất được các giống lúa chất lượng cao hơn và được sản xuất rộng rãi đại trà hơn trong thời gian tới bên cạnh việc đầu tư của gia đình ông Mười Oanh thì rất cần sự giúp đỡ của các cấp, các ngành.

Hiện nay, tuy các giống lúa mang tên quê hương “Long Mỹ” do ông Mười Oanh lai tạo ra chưa thật sự được sản xuất đại trà, chưa có tính cạnh tranh cao, nhưng những gì ông Mười Oanh đã và đang làm được đã đủ chứng minh một điều ông chính là đại diện cho một thế hệ nông dân thời đại mới, cần được mọi người học tập và biểu dương.

Related news

Đồng Nai Bất Ổn Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tự Phát Đồng Nai Bất Ổn Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tự Phát

Vụ thu hoạch cuối năm 2013, tôm thẻ chân trắng trúng mùa, trúng giá khiến nhiều nông dân mở rộng diện tích nuôi. Nhưng chưa kịp mừng, người nuôi lại phải đối mặt với vụ thu hoạch thua lỗ vì giá tôm hiện đang rớt giá không phanh.

Wednesday. May 28th, 2014
Tập Trung Vốn Cho Nông Nghiệp, Nông Thôn Tập Trung Vốn Cho Nông Nghiệp, Nông Thôn

Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM, tỉnh Đồng Nai đã giao cho Agribank Chi nhánh tỉnh Đồng Nai phải tập trung cho vay vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Friday. May 9th, 2014
Phòng Chống Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm Ngay Từ Cơ Sở Phòng Chống Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm Ngay Từ Cơ Sở

Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội đã cơ bản ổn định. Tuy nhiên, việc chủ động các phương án phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ngay từ cơ sở vẫn là nhiệm vụ quan trọng được các địa phương lưu tâm.

Wednesday. May 28th, 2014
Gia Lai Phát Triển Cây Đinh Lăng Dược Liệu Gia Lai Phát Triển Cây Đinh Lăng Dược Liệu

Nếu trước đây, đinh lăng chỉ được trồng để chơi kiểng hoặc làm rau ăn kèm thì hiện nay, tại nhiều địa phương trong cả nước, nó đã và đang được nhân rộng diện tích, phát triển theo hướng cây dược liệu. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhiều người cũng bắt đầu trồng thử nghiệm loại cây này với kỳ vọng đây sẽ là hướng đi mới giúp tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân.

Wednesday. May 28th, 2014
Nhìn Lại Vụ Nuôi Tôm 2013 Và Những Điều Cần Quan Tâm Trong Vụ Nuôi 2014 Nhìn Lại Vụ Nuôi Tôm 2013 Và Những Điều Cần Quan Tâm Trong Vụ Nuôi 2014

Năm 2013, cả nước có khoảng 30 tỉnh/thành nuôi tôm nước lợ, tổng diện tích thả nuôi 652.612 ha, sản lượng đạt 475.854 tấn. Trong đó, khu vực ĐBSCL chiếm 92,5% diện tích và 79,8% sản lượng. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích thả nuôi 6.270 ha, là một trong 10 tỉnh, thành có diện tích nuôi tôm lớn trong nước.

Friday. May 9th, 2014