Người Mang Cây Cam Về Đất Đồng Thành (Nghệ An)

Người dân xóm Đồng Trung, xã Đồng Thành (Yên Thành - Nghệ An) ai cũng nể phục nghị lực của ông Nguyễn Hữu Bình (SN 1958). Từ hai bàn tay trắng, ông đã vươn lên làm giàu trên vùng đất khó bằng nghề trồng cam, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương...
Ông Nguyễn Hữu Bình sinh ra trong một gia đình thuần nông quê ở xã Đại Sơn (Đô Lương). Năm 1976, ông lấy vợ và làm công nhân Nông trường cam Xuân Thành, huyện Quỳ Hợp. Sau một thời gian, ông vay vốn mua đất trồng vườn cam, bắt đầu tạo dựng cơ nghiệp.
Năm 2005, trong một lần về quê bạn ở Đồng Thành (Yên Thành) chơi, ông thấy vùng đất nơi đây như có duyên với mình. Ông quyết định mua đất để đưa cây cam về trồng. Ông thuê máy ủi, máy múc san mặt bằng, thuê ô tô thu gom phân bò để bón cho cam.
Về nguồn nước tưới, ông đào 2 cái ao rộng 1.000 m2. Sau khi hoàn thành quá trình cải tạo đất, ông lên Nông trường cam Quỳ Hợp mua hơn 2.000 cây cam giống về trồng.
Sau 4 năm trăn trở, tìm tòi nghiên cứu quy trình trồng, chăm sóc, vụ cam đầu tiên cho thu hoạch 21 tấn quả, bán được 400 triệu đồng, trừ chi phí ông còn lãi 200 triệu đồng. Có vốn, ông đầu tư thêm máy làm đất, máy làm cỏ, máy phát điện, máy bơm nước và bố trí một hệ thống dẫn nước để chống hạn cho cam.
Đầu năm 2010, Viện Khoa học kỹ thuật Bắc Trung bộ công nhận mô hình trồng cam của ông Bình đạt tiêu chuẩn VietGAP. Được sự cổ vũ, khuyến khích của cán bộ kỹ thuật Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung bộ, năm 2011, ông nhận thầu thêm 14 ha đất để mở rộng diện tích trồng cam. Đến năm 2013, vườn cam của ông cho thu 420 tấn, quả cam ngọt, màu da sáng và đẹp.
Năm 2014, vườn cam 25 ha cho thu hơn 500 tấn, thu nhập 15 tỷ đồng, còn chưa tính vụ vào tháng 10 sắp tới. Đến nay, việc tiêu thụ cam của ông rất thuận lợi, 40% bán tại vườn, 60% ông cho xe chở hàng vào Vinh, ra tận Hà Nội.
Ông chia sẻ về kinh nghiệm trồng cam: “Trồng cam đòi hỏi có niềm đam mê, sự tỉ mỉ, công phu và chịu khó. Xử lý cành, mắt ghép hướng về phía Đông để lấy ánh nắng, chống mưa gió, chống sâu bệnh… Cam là cây khó tính; Nắm bắt chính xác sâu bệnh thì mới đưa hóa chất vào. Phải nắm đúng quy trình trồng từ khi bắt đầu làm đất”.
Anh Võ Văn Bàng, Xóm trưởng xóm Đồng Trung, xã Đồng Thành cho biết: Xóm có 120 hộ, có 15 hộ trồng cam, năm 2015 sẽ tăng lên 30 hộ. Đời sống người dân trong xóm ngày càng đi lên nhờ giống cam ông Bình mang về; những hộ có nhu cầu trồng cam đều được ông Bình tận tình hướng dẫn quy trình, kỹ thuật và hỗ trợ 50% vốn.
Nhiều năm liền, gia đình ông Bình được công nhận là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh; Vùng cam Trung Đông do Sở NN&PTNT cấp Giấy chứng nhận “Vùng đủ điều kiện sản xuất cam an toàn”.
Related news

Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau Nguyễn Thành Huy nhận định, mấy năm gần đây, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và tôm nuôi không xảy ra theo quy luật mùa như trước đây mà bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu chủ quan, lơ là, ngay lập tức dịch bệnh sẽ tái bùng phát.

Đã 10 năm và cũng đã 10 vụ nuôi nghêu thịt của Hợp tác xã (HTX) Nuôi nghêu Đất Mũi (Cà Mau) được thả giống, nhưng chưa vụ nào thành viên của HTX phấn khởi như vụ nghêu năm nay. Bởi lượng nghêu thịt đến khi thu hoạch ít bị hao hụt, năng suất đạt cao, giá thành ổn định và tình hình khai thác nghêu trái phép cũng được lắng đọng. Đây là tín hiệu phấn khởi cho vùng bãi nghêu Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

6 tháng đầu năm 2014, Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương đã tiến hành kiểm dịch hơn 4,7 tấn sản phẩm động vật, 13.400 tấn thịt động vật, 118,4 triệu quả trứng gia cầm nội tỉnh và 176,4 triệu quả trứng gia cầm xuất tỉnh.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long, việc quản lý dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi còn nhiều tồn tại, bất cập, các loại dịch bệnh nguy hiểm diễn biến phức tạp làm tăng chi phí và tâm lý lo ngại cho người chăn nuôi, người tiêu dùng thực phẩm.

Thông tin từ ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh ghi nhận có hơn 450ha mía bị nhiễm dịch hại, tăng gần 20ha so với tuần trước, chủ yếu: sâu đục thân, rầy đầu vàng, rệp sáp, chuột... phân bố ở 3 đơn vị là thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh.