Người liều lĩnh bảo lãnh mua 1.000 tấn phân bón
Bà bảo, làm cán bộ phải từ cái tâm trong sáng...
Xây dựng nhiều mô hình thiết thực
Bà Lâm Thị Có kể, trước đây ở Phước Ninh, nhiều ND thiếu đất sản xuất, con em phải bỏ học, gia đình bất hòa, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp.
Bà nghĩ, nếu các hộ nghèo có đất sản xuất, việc làm, thu nhập ổn định, những biểu hiện tiêu cực trong cộng đồng sẽ không xảy ra.
Xác định như vậy, từ năm 2008, khi đảm trách vị trí Phó Chủ tịch Hội ND xã, bà Có càng năng nổ làm nhiều việc có ích cho cộng đồng.
Bà Lâm Thị Có (giữa)-Phó Chủ tịch Hội ND xã Phước Ninh thăm mô hình nuôi ếch Thái Lan của hội viên khiếm thị Nguyễn Văn Dần.
Bà vận động các hộ khá, giàu giúp hộ nghèo thông qua các hình thức: Bán giống ba ba trả chậm; hỗ trợ vốn mua giống gà, bò, đất sản xuất lúa, đổi ngày công… 5 năm qua, bà Có vận động được hơn 200 lượt hộ khá giúp 240 hộ khó khăn với tổng số tiền hơn 600 triệu đồng.
Để hội viên có việc làm, bà Có vận động thành lập tổ hợp tác ba ba Thắng Lợi và tổ hợp tác may gia công Thành Công.
Bản thân bà lặn lội về tận TP.Hồ Chí Minh tìm kiếm doanh nghiệp hỗ trợ nguyên liệu, dạy nghề và tiêu thụ sản phẩm.
Đến nay, các hộ thành viên của 2 tổ hợp tác đều có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống khấm khá hơn.
Còn nhớ cách đây 4 năm, bà Có mạnh dạn đứng ra bảo lãnh cho các ND trong xã mua phân bón theo hình thức trả chậm không tính lãi.
Tổng cộng bà đã bảo lãnh cho ND mua hơn 1.000 tấn phân bón, trị giá gần 11 tỷ đồng.
Nhiều người cho rằng bà liều lĩnh, bởi không khéo sẽ “ôm cục nợ" nhưng bà vẫn thực hiện bởi bà tin hội viên và hội viên cũng tin ở bà.
Bà Có còn vận động một số công ty phân phối trên 120 tấn lúa giống với mức hỗ trợ 2.000 đồng/kg cho ND; cung cấp thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ con giống, thức ăn chăn nuôi cho hàng trăm hộ.
Về an sinh xã hội, bà Có nhiều năm nay đã vận động Mạnh Thường Quân xây 18 căn nhà “Mái ấm nông dân” tặng 18 hộ nghèo với tổng trị giá 540 triệu đồng.
Bà và tổ chức Hội ND đã xây dựng nhiều mô hình tiết kiệm, qua đó hỗ trợ hộ nghèo có chỗ ở, có gạo ăn và có tiền cho con đi học…
Xuất phát từ cái tâm
Bà Lâm Thị Có cho rằng, làm việc thiện trước tiên phải xuất phát từ cái tâm, không vụ lợi.
“Phải hiểu người dân cần gì và Hội ND hỗ trợ như thế nào.
Từ đó xây dựng các mô hình hỗ trợ linh hoạt, thiết thực với lợi ích của hội viên, ND, phù hợp với điều kiện của địa phương…” - bà Có chia sẻ.
Trong vận động tài trợ, bà Có quan niệm nếu mời được Mạnh Thường Quân đến địa phương để họ thấy được hiệu quả của các công việc mình làm thì sẽ sẵn sàng đóng góp.
“Chẳng hạn, chương trình mái ấm ND, khi làm xong đưa các nhà tài trợ đi thăm, họ thấy đồng tiền mình bỏ ra xứng đáng đã đóng góp thêm để xây dựng đường sá, công trình phụ.
Còn mô hình hũ gạo tình thương, nhà tài trợ thấy thiết thực nên đã có chỗ hứa hỗ trợ gạo suốt đời cho một số người neo đơn…” - bà Có kể.
Với những việc làm từ tâm của mình, bà Lâm Thị Có vinh dự được nhận bằng khen của UBND tỉnh Tây Ninh về điển hình trong công tác dân vận (giai đoạn 2010 – 2015); bằng khen về cán bộ Hội ND điển hình tiên tiến; bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong xây dựng tổ chức Hội ND của Hội ND tỉnh Tây Ninh và nhiều hình thức khen thưởng khác…
Related news
Ngày 8-7-2015, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Chỉ thị số 01 về việc nghiêm cấm nhân, nuôi, phát tán đuông dừa trên địa bàn tỉnh. Đuông dừa được xác định là một trong những sinh vật gây hại trực tiếp đối với cây dừa, thuộc họ vòi voi, bộ cánh cứng, phân bố rộng trên các vùng trồng dừa của Bến Tre và cả nước. Đây là loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất cho cây dừa, rất khó phát hiện.
Với mã số được cấp (PUC) là DE.09.02.01.001, Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh (Long Hồ) là đơn vị đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long vinh dự được Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long hỗ trợ xây dựng mô hình khắc phục bệnh chổi rồng và đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng theo các chỉ tiêu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm và tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Thời điểm này, nông dân Bắc Hà (Lào Cai) đang vào cuối vụ thu hoạch quả lê.
Nằm trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên, Tổ hợp tác trang trại Sơn Ngọc (thôn Ngọc Sơn Tây, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa) thường xuyên tìm những loại cây trồng mới, ứng dụng kỹ thuật mới để cho ra sản phẩm chất lượng. Mãng cầu đang là sản phẩm nổi bật của tổ hợp tác này.
Ông Trương Văn Đôn là người đã biết cách làm giàu từ 3 ha trồng cây na cho thu nhập gần 700 triệu đồng mỗi năm.