Hội chợ trái cây tỉnh Bình Phước lần thứ nhất
Tham gia hội chợ có hơn 100 gian hàng, đến từ các đơn vị của các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông, các tỉnh miền Đông Nam bộ, các tỉnh miền Tây.
Sản phẩm nông nghiệp tham gia hội chợ rất đa dạng với nhiều mặt hàng khác nhau như: Hạt điều, tiêu, trái cây các loại, rau sạch thủy canh, một số máy móc, thiết bị… Riêng tỉnh Bình Phước có 60 gian hàng tham gia hội chợ.
Hội chợ nhằm giới thiệu những thành tựu, những trái cây và hàng nông sản của tỉnh Bình Phước, tạo điều kiện gặp gỡ, giao lưu trực tiếp giữa người nông dân với người tiêu dùng và các nhà khoa học, nhà DN để trao đổi thông tin, tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ mới.
Qua đó góp phần tăng cường xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp và khai thác mọi nguồn lực để hỗ trợ cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh phát triển bền vững. Hội chợ sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 28/5 - 1/6/2015.
Related news
Ông Võ Tấn Kìa, ấp Bình Lục, xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) là một trong những hộ đi đầu trong phong trào trồng lúa theo quy trình an toàn để cho ra gạo sạch. Ông Kìa bắt đầu tham gia làm lúa sạch từ tháng 9-2011, khi ấy theo hướng dẫn của Th.S Trần Thị Phương Chi, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, ông đã mạnh dạn rủ một số bà con trong ấp cùng làm thí điểm lúa sạch.
Do nhu cầu tiêu thụ lớn, lại đang trong thời điểm nghịch vụ nên giá nhãn tại huyện Châu Thành đang ở mức cao. Hiện giá thu mua tại các nhà vườn cao hơn 2.000 - 3.000 đồng/kg so với những tháng trước. Giá nhãn tăng mang lại nhiều niềm vui cho nhà vườn sau thời gian dài nhãn bị dịch bệnh hoành hành.
Diện tích sản xuất lúa trên địa bàn xã Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh) gắn với bao tiêu sản phẩm tăng dần theo hàng năm, từ đó đã từng bước giải bài toán đầu ra của nông sản và góp phần tăng thu nhập cho người dân.
6 tháng đầu năm 2015, nuôi trồng thủy sản (NTTS) của người dân trên địa bàn cả nước gặp khó khăn do giá cả lên xuống thất thường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu giảm mạnh, thời tiết diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho phát triển thủy sản.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 658 ha nuôi chuyên tôm, sản lượng bình quân 7.600 tấn. Nuôi được tôm đã khó, để bán được sản phẩm, ngư dân cũng phải mướt mồ hôi.