60.000 đ/kg vải chín sớm vào Nam
Tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, hàng chục chuyến xe container chở vải từ các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang tấp nập ra vào…
Giá bán trong mơ
Theo khảo sát của PV NNVN, tại một số chợ lớn như Hóc Môn, Bình Điền, Bà Chiểu, Bến Thành và nhiều cửa hàng trên đường Điện Biên Phủ, Phan Xích Long..., giá vải "xịn" đầu mùa được bán với giá 60.000đ/kg.
Nhìn mức giá này, người trồng vải tại các tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Bắc Giang mừng như đang…nằm mơ. Đương nhiên, đây chỉ là giá bán tại thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất nước, nhưng chắc chắn nó sẽ tác động kéo giá bán tại vườn cho bà con nông dân.
Hiện trên thị trường TP.HCM đang tiêu thụ cùng lúc 2 loại vải khác nhau. Loại xịn là vải Thanh Hà có giá bán hơn 60.000đ/kg, còn một loại là vải dáng thon dài, có giá từ 35.000 - 40.000đ/kg nhưng chất lượng lại thua xa vải Thanh Hà.
Loại này đa phần chỉ mới chín tới, vỏ vẫn còn màu xanh, không đỏ hồng, trái không tròn mà nhọn phần đuôi, ăn có vị chua chứ không ngọt sắc.
Chị Nguyễn Thị Phương, một tiểu thương kinh doanh trái vải lâu năm tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết, do đang ở thời điểm đầu mùa, sản lượng thu hoạch vải còn ít, giá trên thị trường đang ở mức đỉnh.
“Trước thông tin vải thiều được XK đi Úc, Mỹ, Hàn Quốc… nên các đầu mối cung cấp vải đều có dự báo giá vải khi vào vụ thu hoạch rộ cũng sẽ cao hơn năm ngoái từ 10 – 15 %. Hiện các chợ đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn có lượng vải về chưa nhiều nên các đại lý bán sỉ và lẻ phải cạnh tranh nhau mới gom đủ nguồn hàng cho mình”, chị Phương nói.
Sẵn sàng tiếp nhận vải chính vụ
Sang tháng 6, thị trường TP.HCM sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn tiêu thụ vải chính vụ. Ngay từ thời điểm này, nhiều chợ đầu mối, hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh đã bố trí kế hoạch cho việc tiêu thụ mùa vải thiều năm nay.
Bà Trịnh Diệp Thanh Thảo, Phó Giám đốc chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, cho biết, trong số 60.000 tấn vải thiều tiêu thụ tại các tỉnh thành phía Nam thì lượng vải thiều giao dịch qua chợ đầu mối nông sản Thủ Đức là 37.000 tấn, riêng thời điểm chính vụ là 27.000 tấn.
Để đảm bảo việc giao thương thông suốt và thuận tiện, ban giám đốc đã có những giải pháp hậu cần, lưu thông hàng hóa, đảm bảo các xe chuyên chở vải thiều ra vào chợ một cách nhanh nhất để đối lưu hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang.
Cũng theo bà Thảo, trong năm 2015, ban giám đốc sẽ cung cấp danh sách tất cả các thương nhân, tiểu thương đang kinh doanh mặt hàng này tại chợ, để người bán và người mua có thể gặp trực tiếp nhau thương lượng giá cả, cách thức vận chuyển, phương thức thanh toán. Qua đó, tăng cường mối liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Ban giám đốc chợ cũng sẽ thường xuyên thông tin về tình hình thị trường, giá cả tại chợ cũng như lưu lượng hàng hóa lưu thông, mức độ giải tỏa hàng hóa tại chợ cho Sở Công thương của hai tỉnh Hải Dương, Bắc Giang biết để chủ động hơn trong việc đưa nguồn hàng về TP.HCM tiêu thụ.
Anh Lê Hoàng Phong, đại diện cho chợ nông sản đầu mối Hóc Môn cho biết: “Trong vụ tiêu thụ vải thiều 2015 năm, bên cạnh việc mở rộng mặt bằng kinh doanh, ban lãnh đạo chợ đầu mối Hóc Môn cũng nới rộng thời gian buôn bán kinh doanh cho tiểu thương, bắt đầu từ 6h chiều hôm trước đến 6h chiều hôm sau.
Riêng trong thời điểm vải vào chính vụ, chợ Hóc Môn cho phép tiểu thương, thương nhân xuất hàng 24/24h. Ngoài ra, lãnh đạo chợ cũng sẽ cho nhân viên treo băng rôn, dán thông báo rộng rãi trên các lối dẫn vào chợ nhằm quảng bá trái vải thiều cho nhiều người dân được biết”.
Tiến tới xây dựng thương hiệu
Vải thiều là mặt hàng truyền thống trên thị trường TP.HCM hàng chục năm nay, tuy nhiên điều khiến cho người tiêu dùng trăn trở là khó kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của loại mặt hàng nông sản này.
“Làm sao tăng thêm thời gian cất giữ vải thiều trong kho, sẽ giúp các đơn vị trực tiếp đưa trái vải đến tay người tiêu dùng như siêu thị, cửa hàng, sạp trái cây thong thả hơn. Khi giải quyết tốt vấn đề này thì việc tiêu thụ vải thiều sẽ diễn ra suôn sẻ”, ông Nguyễn Hữu Toàn nói. |
Theo đại diện chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, các DN của hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang khi đưa vải thiều vào TP.HCM tiêu thụ cần phải rạch ròi hơn nữa trong việc gắn các nhãn mác và in các thông tin cơ bản của đơn vị sản xuất lên trên bao bì sản phẩm để người tiêu dùng TP.HCM biết được nguồn gốc, xuất xứ, an tâm hơn trong việc tiêu dùng.
Bà Trịnh Diệp Thanh Thảo, Phó Giám đốc chợ đầu mối nông sản Thủ Đức nhấn mạnh: “Phân loại sản phẩm, gắn mác hàng hóa là việc cần thiết để giúp người tiêu dùng thoát cảnh mua vải ở chợ trời, ăn quả vải cũng phải phân biệt được đâu là vải thiều Thanh Hà, Hải Dương, đâu là vải Lục Ngạn, Bắc Giang.
Chúng tôi hy vọng các tỉnh ngày càng có nhiều hơn nữa diện tích sản xuất vải thiều chất lượng cao theo tiêu chuẩn Vietgap, hướng đến phân khúc thị trường tiêu thụ dành riêng cho trái vải chất lượng cao, tránh lẫn lộn như hiện nay”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Toàn – Phụ trách thu mua nông sản toàn quốc của hệ thống siêu thị Saigon Co.op, lo lắng khâu vận chuyển và chuyện “đụng chợ” của quả vải. Do thời gian bảo quản trái vải rất ngắn, siêu thị khi nhập hàng vào buổi sáng phải bán hết trong ngày, thậm chí sau 3 giờ chiều là phải giảm giá, đẩy hàng đi.
Nếu không, trái vải sẽ đổi màu, giảm chất lượng, không bán được. Do đó, các DN khi đưa mặt hàng trái vải thiều vào TP.HCM cần chú trọng hơn nữa đến khâu bảo quản, làm sao tăng thêm thời gian cất giữ trong kho.
Related news
Phát huy tiềm năng, lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã và đang tập trung phát triển kinh tế vườn, xem đó là động lực để cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của người dân, làm tiền đề để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ NN-PTNT và Hiệp hội Rau quả Việt Nam vừa có báo cáo tổng hợp về kết quả xuất khẩu trái cây cả năm 2014 cho thấy các doanh nghiệp và nhà vườn đều thắng lớn. Tính đến ngày 26-12, xuất khẩu trái cây các loại đã đạt tổng kim ngạch là 1,477 tỷ USD (tăng hơn 37% so với năm 2013). Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu rau, quả chỉ khoảng 521 triệu USD. Như vậy, năm 2014 chúng ta đã đạt xuất siêu rau, quả gần 1 tỷ USD.
Ngày 29/12, tại Đồng Tháp, VCCI Cần Thơ phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức hội thảo “Vai trò của khu vực nuôi trong chuỗi giá trị ngành cá tra”. Hội thảo nhằm định hướng một số giải pháp nuôi trồng thủy sản, hướng tới phát triển bền vững ngành hàng cá tra.
Mặc dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng theo người dân trồng cây phát lộc (còn gọi là cây phất lộc) ở xã Minh Tân – Đông Hưng – Thái Bình thì những sản phẩm làm từ loại cây này như tháp phát lộc, lộc bình, nậm bình…đang “cháy” hàng.
Chính vì thế, tinh thần chúng tôi muốn đề nghị cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ chủ trương của Chính phủ để đạt được những mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra. Còn có những khó khăn, vướng mắc, trong quá trình thực thi, chúng tôi sẽ bàn với cộng đồng doanh nghiệp để tìm ra những phương cách xử lý phù hợp nhất”.