Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người đổi mới, xây móng, đắp nền Quỹ Hỗ trợ nông dân

Người đổi mới, xây móng, đắp nền Quỹ Hỗ trợ nông dân
Publish date: Friday. October 16th, 2015

Tôi về công tác ở Trung ương Hội Nông dân, thì ông Chín Cần – Chủ tịch Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Hội đã nghỉ hưu và sống ở TP.Hồ Chí Minh.

Qua lời kể của đồng nghiệp, qua những lần gặp gỡ với ông sau này thì quả thật những hình ảnh về ông trong tôi hết sức sâu đậm. 

Nông dân cần gì, Hội phải ráng sức lo

Trong câu chuyện dài về cuộc đời hoạt động cách mạng của ông Chín Cần, thấy ông là người đã không ít lần “xé rào”.

Khi còn rất trẻ, ông chỉ đạo việc giấu vũ khí, giữ lại nhiều cán bộ để thành lập các tổ vũ trang đánh địch – khi ông tiên đoán chúng sẽ bội ước Hiệp định Giơnevơ.

Rồi sau này là cải tiến phân phối lưu thông – Bù giá vào lương thời bao cấp, ở tỉnh Long An, gây chấn động dư luận.

Thời ấy, đó là việc hệ trọng, rất dễ bị “tuột xích” chức Bí thư Tỉnh ủy, khi đụng chạm đến nguyên tắc kinh tế Xã hội chủ nghĩa chính thống.

 

Ông Chín Cần (Nguyễn Văn Chính) - nguyên Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN.

Một lần vào năm 1981, ông được mời ra dự cuộc họp ở Hà Nội, với sự tham gia hầu hết của các nhà lãnh đạo cao cấp và các ban, ngành trung ương.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao có việc hệ trọng như vậy mà trước khi làm ông không báo cáo, xin ý kiến? Có lẽ, chỉ có Chín Cần mới dám trả lời: “Nếu tôi xin ý kiến thì bằng lý luận các anh sẽ bác, chúng tôi làm thử có kết quả rồi sẽ báo cáo”.

Trung ương nghe ra và chấp thuận cho Long An thử nghiệm tiếp.

Cũng như “Khoán 10” của Kim Ngọc, thành công của Long An là bài học cực quý cho tư duy đổi mới của Đảng, đưa đất nước ta thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng những năm của thập niên 1980.

Thời kỳ mà hạt gạo trắng, như một thứ xa xỉ phẩm ở hai đầu đất nước.

Đương nhiệm là Phó Thủ tướng Chính phủ, khi ấy, tuổi đã cao – ông Chín Cần được Bộ Chính trị điều động về giữ chức Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành (BCH) Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vào năm 1991.

Tại thời điểm này, Hội Nông dân đã có hệ thống tổ chức từ Trung ương tới cơ sở; nhưng những “tế bào” của thời kinh tế tập trung kế hoạch vẫn tồn tại, trụ vững ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.

Kết nạp hội viên nông dân mới ở cơ sở, vẫn còn hiện tượng “Đánh trống ghi tên”, BCH các cấp vẫn chưa thoát khỏi nếp hành chính hóa...

Ông Chín Cần trăn trở và nghiên cứu cách đổi mới phương thức hoạt động của Hội.

Ông trải lòng: “Phải tạo vốn giúp sân sản xuất để tập hợp, tổ chức nông dân, xây dựng phong trào nông dân cho phù hợp với thực tế và quan điểm của Đảng.

“Buồm phải được no gió, thuyền phải được ra khơi”, “Hội Nông dân phải thực sự là của giai cấp nông dân”...

Tôi nhớ, lúc ấy, ông quên cả đau trên giường bệnh, ngồi dậy, nắm bàn tay lại, rung rung: “Chi, tổ hội là đơn vị hành động và đổi mới hoạt động của BCH các cấp Hội phải gắn với năng lực, bản lĩnh đại diện cho giai cấp nông dân sao cho đủ sức, đủ tầm; phản ảnh trung thực tiếng nói của người nông dân để Nhà nước có chính sách đúng.

Trong sản xuất, hội viên cần vốn – Hội phải lo vốn; hội viên cần giống – Hội phải lo giống; hội viên cần kiến thức – Hội phải truyền kiến thức.

Nếu không làm được những điều này, thì Hội không có lý do gì để tồn tại.”

Làm dậy lên không khí làm ăn của nông dân

" Trong sản xuất, hội viên cần vốn - Hội phải lo vốn; hội viên cần giống - Hội phải lo giống; hội viên cần kiến thức - Hội phải truyền kiến thức.

Nếu không làm được những điều này, thì Hội không có lý do gì để tồn tại”.Ông Chín Cần - Nguyên Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN

Là người hoạt động theo quy luật, có việc cần đi trước nhận thức và thời gian, ít ra trong lời kể của ông, có đến 3 lần ông nói về “vốn”.

Tầm nhìn xa rộng ấy, được trui rèn và hình thành từ công việc hàng ngày của ông với Đảng, với nhân dân, với Hội Nông dân và đi suốt cùng năm tháng với giai cấp nông dân.

Có lẽ vì thế, mà ông nhiều đêm mất ngủ, có những khi ông không nhận được sự đồng tình cả về tư tưởng lẫn việc làm của một số người quanh ông; có lúc ông lặng lẽ “bóng lẻ - đêm trường”.

Nhưng chính những lúc ấy, lại là sự tĩnh tâm, nung nấu quyết tâm cho Quỹ Hỗ trợ nông dân được trở thành hiện thực.

Khi chia sẻ thông tin này với ông Lê Văn Nhẫn- nguyên Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân, ông Nhẫn nói, vẫn không thể nào quên những ngày được ông Chín Cần giao nhiệm vụ xây dựng “Đề án thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân”, anh Chín luôn động viên, thúc giục, dõi theo tiến độ từng ngày.

Có những lúc nảy ra cái mới, hoặc có “tín hiệu” về thời cơ, về khó khăn là anh Chín triệu tập họp Thường trực, Thường vụ bất kể là trưa hay tối khuya để bàn giải quyết.

Nhiều lần anh Chín còn điện thoại trực tiếp cho Thủ tướng, cho Bộ trưởng Tài chính, hay kéo mình cùng sang trực tiếp làm việc với anh Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Mỗi lần như vậy, anh Chín vừa rắn rỏi kiên định, vừa ôn tồn vận động tìm sự giúp đỡ.

Có lẽ, sự nhiệt thành và uy tín của anh Chín, đã vượt qua được những mặc cảm, do dự, khó khăn từ nhiều phía, nhiều lần.

Để rồi, ngày 6.2.1996 Quỹ Hỗ trợ nông dân - Ban thuộc Trung ương Hội Nông dân được thành lập”.

20 năm thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân, do tuổi cao, sức yếu – ông Chín Cần không thể đoàn viên ngày kỷ niệm - Chắc lòng ông buồn và nhiều người rất nhớ ông! Với riêng tôi, nhớ ông Chín Cần không phải là kỷ niệm, mà là tâm thức: Từ khi có đồng vốn quỹ, người nông dân nghèo đã dấy lên không khí làm ăn sôi động, tăng năng suất, con em họ được tới trường.

Cách làm của ông đã đề cập đến những hoài nghi, có những ý kiến không thuận nhằm vào ông, nhưng thực tế chứng minh - ông đúng...! Rằng, đối với nông dân, cấp trên không làm thay, chỉ khơi nguồn bằng cách làm đúng, chính sách đúng!

Ông Chín Cần – Người đổi mới, người xây móng, đắp nền Quỹ Hỗ trợ nông dân. 


Related news

Nghêu Giống Khan Hiếm, Giá Tăng Cao Nghêu Giống Khan Hiếm, Giá Tăng Cao

Giá nghêu giống tại khu vực biển Tân Thành (huyện Gò Công, Tiền Giang) đang tăng cao, loại kích cỡ 600 – 800 ngàn con/kg được các thương lái thu mua với giá 16 - 18 đồng/con (khoảng 10 - 15 triệu đồng/kg), tăng 5 - 7 đồng/con (tương đương 3 - 5 triệu đồng/kg) so với cùng kỳ năm ngoái.

Friday. June 15th, 2012
Nuôi Cá Bống Tượng Mùa Lũ Nuôi Cá Bống Tượng Mùa Lũ

Trong môi trường tự nhiên cá cũng rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Để hạn chế sự gây hại này, ông Công chế ra một loại hỗn hợp khá đặc biệt, đó là nắn một cục đất sét độ khoảng bằng nắm tay có trộn với vôi bột, muối, dầu mazut. Sau đó nhét 1 gói Soffell diệt muỗi có cắt miệng sẵn đặt ở giữa và đưa vào trong túi nhựa có vài lỗ nhỏ xung quanh, mỗi lồng bè có thể treo từ 5 - 7 túi

Wednesday. October 12th, 2011
Dự Báo Mất Mùa Sầu Riêng Dự Báo Mất Mùa Sầu Riêng

Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là đến vụ thu hoạch sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa) nhưng tại các nhà vườn trồng sầu riêng, năng suất rất thấp, chỉ bằng 30 - 40% so với mọi năm. Ảnh hưởng của cơn bão số 1, thời tiết nhiều mưa và vụ sầu riêng năm ngoái kéo dài là những nguyên nhân gây mất mùa sầu riêng năm nay. Dự báo, sản lượng sầu riêng năm nay sẽ thấp và giá cả sẽ nâng lên.

Saturday. June 16th, 2012
Người Nuôi Heo Lao Đao Người Nuôi Heo Lao Đao

Giá heo hơi ở các tỉnh ĐBSCL đang giảm thê thảm và khó tiêu thụ khiến hàng loạt hộ chăn nuôi lao đao. Tại Tiền Giang, đến chiều 2-4, giá heo hơi chỉ còn 4 - 4,2 triệu đồng/tạ, thậm chí có nơi như huyện Chợ Gạo chỉ còn 3,8 triệu đồng/tạ nhưng kêu bán rất khó.

Sunday. April 8th, 2012
Miền Tây Mùa Nước Lũ Phần 2 Miền Tây Mùa Nước Lũ Phần 2

Lũ năm 2000 đạt 5,08 m, là đỉnh cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long tính đến nay. Bộ trưởng Nông nghiệp nông thôn Cao Đức Phát trong chuyến khảo sát thực địa tại hai tỉnh An Giang - Đồng Tháp vài ngày trước cũng cho rằng lũ năm nay có thể vượt mức báo động 5, bằng hoặc cao hơn đỉnh lũ 2000

Thursday. October 20th, 2011