Giá mía tăng 200 đồng/kg

Với mức giá này, sau khi trừ chi phí đầu tư, người trồng mía kiếm được nguồn lợi nhuận từ 45 - 50 triệu đồng/ha, đây là khoản lợi nhuận cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 3.500ha mía, tập trung ở huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy và một phần ở thành phố Vị Thanh.
Do giá mía đang ở mức cao nên tình hình thu hoạch mía của bà con ở vùng mía lớn nhất tỉnh (Phụng Hiệp) đang diễn ra rất nhộn nhịp và thương lái đến đây thu mua ngày một đông.
Bình quân mỗi ngày, bà con nơi đây đốn từ 80 - 100ha mía, số ghe thu mua dao động từ 200 - 250 ghe.
Related news

Hàng ngàn hecta mía, mì tại khu vực phía tây thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang héo hắt vì hạn. Trong khi nhiều diện tích mía, mì giống chết hàng loạt thì bệnh trắng lá mía vẫn tiếp tục hoành hành.

Tại Tiền Giang, hiện nhà vườn không còn tha thiết hái hoa thanh long để bán, thương lái cũng không thu mua.

Hiện nay nông dân xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An không chỉ trồng dưa hấu, dưa chuột, mà còn trồng dưa lê với diện tích khá lớn. Theo người dân ở đây, dưa lê cũng là cây trồng ngắn ngày, chi phí thấp, mang lại lợi nhuận khá.

Có dịp tới thăm mô hình trồng chanh tứ mùa của cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Đức Chính thôn Làng Đài, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thật sự ngạc nhiên trước sự đổi thay của vùng đất nơi đây. Hàng trăm gốc chanh mọc san sát không chỉ phủ xanh nhiều ha đất mà còn đem đến niềm hy vọng cho nhiều nông dân về một mô hình mới, hiệu quả.

Nhìn 4.000 gốc cam sành được 1 năm tuổi đang phát triển tốt, bắt đầu cho trái, ông Ba Giang (Lê Trường Giang, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 2, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) không giấu được niềm vui. Ông Ba Giang chia sẻ, trồng cam đem lại hiệu quả kinh tế cao thấy ham nên năm rồi 2 ha đất ruộng ông không trồng lúa nữa mà cuốc giồng, kê liếp trồng cam. 1 năm nữa, mấy ngàn gốc cam này sẽ bắt đầu cho thu hoạch.