Người đầu tiên mang cây măng cụt về Long Khánh
Những ngày này, ông Lập đang tất bật cho vụ thu hoạch măng cụt đang chín rộ. Ai đến thăm vườn cũng đặc biệt ấn tượng với 20 cây măng cụt được ông trồng cách đây 42 năm, gốc to bằng một người ôm, tán rộng bao phủ kín một góc vườn. Mặc dù trồng đã lâu nhưng những cây măng cụt này đến nay vẫn phát triển xanh tốt.
Ông Lập chia sẻ: “Tôi từ xa đến Long Khánh lập nghiệp từ năm 1960, tới năm 1973 dù chưa biết đất đỏ có phù hợp với măng cụt hay không, nhưng tôi vẫn lấy giống ở tỉnh Sông Bé cũ về trồng thử 20 chục cây. Sau này thấy phù hợp nên mới mở rộng diện tích măng cụt. Hiện tại trong vườn tôi có trên dưới 600 cây, hàng năm cho lợi nhuận tương đối cao”.
Với khoảng 600 cây măng cụt hiện có, mỗi năm ông Lập thu khoảng 30 tấn trái, với giá bán bình quân trên 20 ngàn đồng/kg, ông thu khoảng trên 600 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu vào ông còn lãi khoảng trên 400 triệu đồng mỗi năm. Ngoài măng cụt, ông còn trồng xen khoảng 200 cây sầu riêng giống Thái Lan, Ri 6 và một số giống khác, mỗi năm thu nhập từ sầu riêng khoảng 200 triệu đồng.
Hiện toàn xã Xuân Tân có khoảng 200 hécta măng cụt, trong đó khoảng 70 hécta cho thu nhập ổn định. Ngoài xã Xuân Tân, nhiều nông dân các xã khác trên địa bànLong Khánh cũng đã trồng loại cây này, vì so với một số loại cây khác thì măng cụt cho thu nhập cao và ổn định hơn.
Related news
Ngoài ra, nông dân không nên mở rộng diện tích trồng ớt tràn lan, tránh việc bị ép giá. Trước đó, giá ớt chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg thay vì gần 30.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân thua lỗ, phải phá bỏ vườn ớt đang thu hoạch.
Mức giá này đã tăng đồng loạt 600 đồng/kg so với tuần trước. Tuy nhiên, lượng hàng cà phê trong dân hiện nay không còn nhiều vì nông dân đã bán ra trong thời điểm giá còn thấp.
Hiện nay ở An Giang, phong trào nuôi cá heo nước ngọt trong bè, nhiều nhất là ở đầu nguồn huyện An Phú nơi tiếp giáp với biên giới Campuchia. Năm 2010 tại đây chỉ có khoảng 10 hộ nuôi cá heo trong bè, nay đã có hơn 50 hộ và nhiều hộ nơi đây đã trở nên khá, giàu với việc nuôi loại cá này.
Đầu năm 2012, có 20 hộ nuôi tôm ở thôn Sơn Hải 1 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) liên kết nhau thành lập Tổ nuôi tôm an toàn bền vững (NTATBV) và đã mang lại nhiều lợi ích cho các hộ tham gia, đồng thời có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương.
Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn ra ở hầu hết các vùng trọng điểm nuôi tôm, trong đó các tỉnh khu vực ĐBSCL thiệt hại nặng nề nhất. Dịch bệnh hoại tử gan tuỵ cấp xuất hiện trên cả 2 đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Theo báo cáo của Tổng Cục thuỷ sản, diện tích tôm bệnh chiếm gần 30% diện tích tôm nuôi, chủ yếu là bệnh đốm trắng, đầu vàng và gan tuỵ cấp.