Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người cày thuê trở thành đại điền sở hữu 1.000ha đất

Người cày thuê trở thành đại điền sở hữu 1.000ha đất
Publish date: Monday. October 26th, 2015

Diện tích đất ông sở hữu giờ đây trải dài suốt từ Long An, Tiền Giang xuống đến Sóc Trăng, rồi cả ở Đông Nam Bộ như Bình Dương, Tây Ninh với tổng diện tích lên đến gần 1.000ha

Nông dân có nhiều biệt danh

Ông Út Huy là người đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long nhập khẩu bò từ Úc về bán cho các lò mổ trong vùng.

Ông bảo “Trước đây, mỗi ngày tôi bán khoảng 500 con, bây giờ thì chỉ còn 200”.

Hỏi mỗi năm thu lãi bao nhiêu, ông cười, nói “năm ngoái, tôi nộp thuế nhập khẩu cho tỉnh Long An gần 300 tỷ đồng”.

Ông kể cha mất năm 1957 trong chiến khu vì bệnh, mẹ ông thủ tiết thờ chồng nuôi con.

“Năm 14 tuổi, tôi một buổi đi học, thời gian còn lại ôm vô lăng chiếc máy cày hiệu Massey Ferguson đời 69 đi cày thuê kiếm tiền phụ mẹ”.

Đầu những năm 1990, khi Đông Âu sụp đổ, các nông trường quốc doanh hợp tác trồng cao su bị bỏ hoang.

Ông nhận 70ha đất ở Bời Lời (Tây Ninh), khai hoang phục hoá trồng mía.

Đất vùng này thiếu nước, vụ đầu tiên hệ thống tưới không đảm bảo nên ông lại thua lỗ, phải 3 năm sau mới trả hết nợ.

Khi cả 2 vùng Tân Uyên và Bời Lời cây mía ổn định, mỗi năm sinh lợi trên 500 triệu đồng (thời điểm trước 1995), ông được mọi người gọi là “Huy mía”.

Dành dụm được số vốn tương đối lớn, ông về “rốn phèn” Đồng Tháp Mười (Long An) khai hoang 240ha đất trồng mía.

Không may, trồng cây nào chết cây đó, vốn liếng trôi sạch bởi phèn quá nặng, không cây gì sống nổi.

Chỗ nào cũng đất của Út Huy

Dự đoán cây mía sẽ chết (hiện giờ đúng là chết thật), ông Út Huy quyết định bỏ cây mía và tái thiết cây trồng trên đất phèn.

Và trước khi “tái thiết”, ông khăn gói tới Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam làm “học trò”.

Sau thời gian thọ giáo các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu như GS Võ Tòng Xuân, Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu…, ông Út Huy quyết định đưa dưa hấu và ớt vào Đồng Tháp Mười “chiến đấu” với đất phèn.

Và kết quả thành công ngoài mong đợi, với năng suất bình quân 25 – 30 tấn/ha, mỗi năm ông Út Huy cung cấp cho thị trường… vài trăm tấn ớt (ông không trồng rặt ớt trên 240ha vì thu hoạch ớt tốn rất nhiều nhân công).

Đến 2007, ông quyết định chuyển sang cây khác.

“Tôi tập trung vào bưởi da xanh, xoài, mít và cây thanh long.

Hiện nay toàn bộ diện tích đã bắt đầu cho trái, kết quả rất khả quan...”.

Trước đó, song song với trồng ớt và dưa hấu, khoảng năm 2000, ông Út Huy đưa mấy chiếc xe múc xuống xã Liêu Tú (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) đào ao thuê.

Vừa làm công vừa học nghề, đến năm 2001, ông đầu tư nuôi 17 ao tôm, nhưng lại thất bại ê chề.

“Năm đầu tiên tôi đi đứt mấy tỷ bạc.

Hiểu ra là không thể nóng vội với con tôm, tôi dẹp mấy ao tôm qua một bên rồi lang thang khắp đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tầm sư học đạo.

Cũng may là thời điểm này 240ha ớt ở Long An, 70ha cao su ở Bình Dương và 80ha sắn ở Tây Ninh… đều thu lãi nên tôi không phải lăn tăn chuyện vốn liếng”, ông nói.

Sau hơn 1 năm trang bị thêm kiến thức nuôi tôm theo công nghệ sinh học, ông quay lại Sóc Trăng và đầu tư lớn để nuôi tôm trên diện tích 100ha.

Lần này thì ông đã thành công.

Sau đó ông sang Bạc Liêu gom tiếp 60ha để mở rộng diện tích.

Tới nay, diện tích nuôi tôm của ông ở 2 tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng là 160 ha

.Đến nay, trong khi nhiều “đại gia” nhập bò Úc về Việt Nam, nhiều người khác đốn cây cà phê thì ông Út Huy lại “đùng một cái” mua ngay 300ha đất ở Lâm Đồng.

Ông nói: “Cái nào người ta ồ ạt làm thì tôi sẽ bỏ, còn cái họ bỏ thì tôi sẽ làm” - Ông Võ Quan Huy.


Related news

Liều thuốc bổ cho cây vụ đông Liều thuốc bổ cho cây vụ đông

Sau khi thu hoạch xong lúa mùa sớm, nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã bắt tay ngay vào gieo trồng cây vụ đông sớm và đang tích cực chuẩn bị gieo trồng vụ đông chính vụ.

Wednesday. October 21st, 2015
Kiểm tra công tác giáo dục quốc phòng tại T.Ư Hội NDVN Kiểm tra công tác giáo dục quốc phòng tại T.Ư Hội NDVN

Sáng 19.10, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra của Hội đồng giáo dục quốc phòng - an ninh (QPAN) Trung ương do Thượng tướng, PGS-TS Võ Tiến Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Hội đồng giáo dục QPAN Trung ương.

Wednesday. October 21st, 2015
Thiếu trầm trọng kho lạnh bảo quản nông sản Thiếu trầm trọng kho lạnh bảo quản nông sản

Bà Lê Thị Thanh Hương – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) cho biết như vậy tại buổi họp báo ngày 19.10 về Festival Nông nghiệp 2015. Theo bà Hương: Hiện tại, hệ thống kho chứa bảo quản lúa, gạo đã có khối lượng lớn.

Wednesday. October 21st, 2015
Bớt nghèo nhờ năng động làm ăn Bớt nghèo nhờ năng động làm ăn

Xã Bình Giang từng là địa phương nghèo nhất nhì của vùng cát trắng Thăng Bình (Quảng Nam). Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Bình Giang đã ra khỏi danh sách xã nghèo với những bước chuyển mình ngoạn mục.

Wednesday. October 21st, 2015
Nữ đại gia không biết chữ sở hữu đàn lợn nghìn con Nữ đại gia không biết chữ sở hữu đàn lợn nghìn con

Từ một người phụ nữ không biết chữ, chị Trần Thị Bé, ở thôn Vân Cẩm, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã trở thành một nữ “đại gia” với việc sở hữu tới trên 1.000 con lợn.

Wednesday. October 21st, 2015