Ngừng Xuất Khẩu Vào EU Một Số Loại Sò Điệp, Sò Lông

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã có thông báo chính thức về kết quả làm việc với Đoàn thanh tra EU sau chuyến thanh tra tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP đối với sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam.
Theo đó, kể từ ngày 20/9/2014, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng không cấp chứng thư cho các lô hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ xuất khẩu vào EU trong trường hợp lô hàng chưa được xử lý nhiệt đúng theo quy định của EU.
Trước đó, Đoàn thanh tra EU đã ghi nhận một số sai lỗi nghiêm trọng như: Hồ sơ quản lý nguyên liệu, hồ sơ Chương trình quản lý chất lượng không đủ độ tin cậy và phương pháp xử lý nhiệt không phù hợp với quy định của EU (hấp bằng áp lực hơi nước để xử lý nhiệt nhưng không sử dụng thiết bị kín).
Đặc biệt, một số sai lỗi rất nghiêm trọng là sản phẩm cồi điệp chần (chưa được xử lý nhiệt đáp ứng quy định của EU đối với nhuyễn thể hai mảnh vỏ từ Việt Nam) vẫn được xuất khẩu vào thị trường EU. Bên cạnh đó, nhuyễn thể hai mảnh vỏ (điệp, sò lông) từ vùng phát hiện độc tố Lipophilic vẫn được tách cồi/cơ thịt và chế biến, xuất khẩu vào EU mặc dù sau đó được kiểm nghiệm độc tố đạt yêu cầu.
Với 2 sai lỗi rất nghiêm trọng nêu trên, Đoàn thanh tra EU yêu cầu phải áp dụng ngay biện pháp khắc phục khẩn cấp là không cho phép (dừng cấp chứng thư) cho các sản phẩm trên xuất khẩu vào EU. Để nhanh chóng khắc phục các sai lỗi nêu trên, phòng ngừa khả năng EU cấm nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản yêu cầu các cơ sở chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ không xuất khẩu vào EU các sản phẩm sò điệp, sò lông chưa được xử lý nhiệt đáp ứng quy định của EU hoặc tách cồi/cơ thịt từ nguyên liệu thu hoạch từ vùng phát hiện độc tố.
Related news

Theo ước tính của 9 nhà buôn và giới phân tích tham gia khảo sát Bloomberg, sản lượng cà phê Việt Nam trong thời gian tới có thể sẽ tăng lên mức cao nhất: 1,87 triệu tấn - cao hơn kỷ lục năm 2013-2014 đến 8,7%. Năng suất trung bình có thể tăng lên 2,83 tấn/ha từ mức 2,65 tấn, diện tích canh tác tăng từ 650.000ha lên 660.000ha.

Hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Hội Nông dân Hà Tĩnh đã và đang tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa, thiết thực, góp phần xây dựng nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa hiện đại và chung tay xây dựng nông thôn mới.

Cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện ở Thạch Hà và Can Lộc, làm nhiều gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy gần 1.400 con.

Với những kết quả mang tính đột phá từ các dự án sản xuất cây trồng ngắn hạn và dài hạn trên địa bàn Hà Tĩnh thời gian gần đây, người dân đã quan tâm nhiều hơn đến chuyện sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nhất là tiêu chuẩn VietGap .

“Mạnh dạn phát triển SXKD - thiếu vốn, thiếu kiến thức hãy đến với chúng tôi”. Đó là “khẩu hiệu” của Tổ Tư vấn chính sách xây dựng nông thôn mới (NTM) và đang dần trở nên quen thuộc, trở thành “bà đỡ mát tay” đối với người nông dân Hà Tĩnh.