Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Trúng Cá Mè

Ngư Dân Trúng Cá Mè
Publish date: Wednesday. November 20th, 2013

Những ngày qua, hồ thủy lợi Phú Ninh xả lũ, cá mè theo dòng nước ra sông nên ngư dân các xã Tam Phú, phường Hòa Hương (TP.Tam Kỳ), Núi Thành (Quảng Nam) được mùa đánh bắt.

Sáng 17.11, hoạt động đánh bắt cá trên sông Trường Giang, đoạn qua địa phận xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2 (Núi Thành) và sông Bàn Thạch (Tam Kỳ) vẫn diễn ra đông đúc, bất chấp nước lũ cuồn cuộn. Tại xóm Lưới, xóm Thuyền (thôn Tân Phú, xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ), lúc sáng sớm có 10 ghe thuyền có gắn máy nổ đồng loạt xuất phát. Tiếng người làm nghề gọi nhau í ới vang cả một khúc sông.

Sau hơn 2 giờ đồng hồ thả lưới, ngư dân Nguyễn Văn Được (thôn Tân Phú) cùng mấy người trong nhóm thu được 3 con cá mè đen nặng hàng chục ký. Cùng “cặp thuyền” với nhóm ông Được, có thuyền lưới của ông Trần Văn Dũng (Tam Xuân 1, huyện Núi Thành). Sau hơn một buổi thả lưới, khoang thuyền của ông Dũng cũng có 10 con mè đen, mè trắng các loại. Tại ngã ba sông Trường Giang, Tam Kỳ, Bàn Thạch có hàng chục chiếc ghe nhỏ có gắn máy của người dân đang thả trôi theo dòng nước để thả lưới bắt cá mè.

Ngư dân cho biết, công việc dùng lưới đánh bắt cá mè ngay ngã ba sông nguồn có từ lúc đại công trình đại thủy lợi Phú Ninh đưa vào sử dụng. Khi có mưa lớn, nếu hồ thủy lợi Phú Ninh xả lũ là chắc chắn có cá mè để bắt. Ngư dân Trần Văn (thôn Tân Phú, xã Tam Phú) nhớ lại: “Cách đây mấy chục năm, khi nước lũ dâng cao cộng hưởng với nước từ hồ thủy lợi Phú Ninh xả về là từng đàn cá mè đen, cá mè trắng theo dòng nước trôi ra sông. Có năm cá bị va đập vào ghềnh đá, hoặc chết ngạt nổi trắng trên sông, người dân chỉ cần chèo ghe ra là dùng tay vớt được liền”.

Đợt mưa lũ kéo dài từ 13 - 16.11, sức chứa nước của hồ thủy lợi Phú Ninh quá tải nên đơn vị điều hành, quản lý hồ đã cho xả nước xuống sông Bàn Thạch, Tam Kỳ. Vì thế mà lượng cá nuôi và sinh sản tự nhiên trong lòng hồ trôi ra ngoài rất nhiều. Lưới cụ để đánh bắt cá mè mùa lũ được người dân địa phương gọi là lưới mùng, có mặt rộng, chiều cao mỗi tấm lưới gần 2m với 3 lớp. Ba ngày qua, nhiều ngư dân có thu nhập hàng triệu đồng từ việc thả lưới bắt cá mè. Giá một ký cá mè hiện hơn 20 nghìn đồng. Mỗi con cá đánh bắt được có trọng lượng ít nhất 5kg.


Related news

Bài học từ cây khoai môn Bài học từ cây khoai môn

Hơn 5 năm qua, cây khoai môn trên đất Hội An (Chợ Mới, An Giang), Vĩnh Hậu (An Phú) đã tạo ra ruộng vườn, nhà cửa cho nhiều gia đình nông dân. Tuy nhiên, từ đầu năm 2015 đến nay, giá khoai chỉ bằng 1/4 những năm trước khiến người trồng thua lỗ nặng.

Tuesday. July 7th, 2015
Cánh đồng lớn lúa Nhật Cánh đồng lớn lúa Nhật

Vùng tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang) có diện tích đất lớn, nhiều nông dân, DN đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cánh đồng lớn (CĐL) chuyên trồng lúa Nhật, tạo mối liên kết trong SX và tiêu thụ nông sản.

Tuesday. July 7th, 2015
Người trồng đương quy có nguy cơ mất trắng Người trồng đương quy có nguy cơ mất trắng

Nắng nóng kéo dài khiến 3 ha đương quy trồng thử nghiệm tại xã Liêm Phú (Văn Bàn, Lào Cai) có nguy cơ mất trắng.

Tuesday. July 7th, 2015
Mía tím Khánh Sơn Mía tím Khánh Sơn

Ngoài sầu riêng thì mía tím cũng là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa).

Tuesday. July 7th, 2015
Mô hình trồng bắp thâm canh trên đất lúa cho hiệu quả cao Mô hình trồng bắp thâm canh trên đất lúa cho hiệu quả cao

Sáng 3.7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp Trạm Khuyến nông Hoài Ân tổng kết Mô hình trồng bắp lai thâm canh trên đất lúa chuyển đổi. Mô hình được triển khai thực hiện tại thôn An Chiểu, xã Ân Phong với quy mô 3 ha, sử dụng giống SSC586, có 32 hộ nông dân tham gia.

Tuesday. July 7th, 2015