Ngư Dân Quy Nhơn Trúng Đậm Cá Cơm Than

Trong 4 ngày (từ 29.7 đến 1.8), vùng biển ven bờ của TP. Quy Nhơn xuất hiện nhiều cá cơm than, do vậy nhiều tàu thuyền làm nghề mành đèn tranh thủ khai thác.
Hàng ngày, có đến hàng trăm tàu thuyền xuất bến đi khai thác, mỗi thuyền có từ 4 – 6 ngư dân, đánh bắt một đêm đạt sản lượng trung bình từ 6 – 7 tạ cá cơm than. Với giá bán bình quân 20.000 đồng/kg, sau khi trừ phí tổn còn lãi từ 10 – 12 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn có thu nhập từ 1 – 2 triệu đồng. Cá biệt, có thuyền khai thác được gần 1 tấn, đạt doanh thu đến 20 triệu đồng.
Theo các ngư dân, cá cơm than có chất lượng thịt không ngon bằng cá cơm mòi, cá cơm săn nên muối mắm không được thơm ngon và ít nước. Do vậy, cá cơm than khai thác chủ yếu được các hộ ngư dân làm nghề chế biến thủy hải sản thu mua để phơi khô, cá cơm than khô được thị trường các tỉnh Tây Nguyên tiêu thụ mạnh.
Related news

Tháng 2, ngư dân TP. Cam Ranh đã đánh bắt 900 tấn hải sản các loại. Trong đó, cá chiếm gần 89% sản lượng đánh bắt với 800 tấn, còn lại là 40 tấn mực, 5 tấn tôm, 55 tấn thủy sản khác, nâng sản lượng thủy sản khai thác 2 tháng đầu năm lên 1.620 tấn.

Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi tôm sú vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) xôn xao trước việc xuất hiện loại tôm giống được cho là xuất xứ từ châu Phi với tên gọi “Sú châu Phi”. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định đây thực chất là tôm giống thông thường, được in giả nhãn mác “Sú châu Phi”.

Tại huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) người dân đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm đất (tôm đất là giống tôm thiên nhiên, mấy năm nay huyện ươm giống thuần dưỡng phục vụ chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản) do có hiệu quả kinh tế cao.

Gần 10 chiếc loa đều đều phát ra những bản nhạc giao hưởng liên tục từ sáng sớm đến chiều tối phục vụ đàn gà ở trại sản xuất trứng gà Omega-3 của anh Nguyễn Duy Thiên Ân, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Omega Minh Ân ở xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom (Đồng Nai).

Quyết tâm tìm hướng đi mới trong sản xuất chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, ông Phó Văn Bột, ngụ ấp Phú An 1, xã Bình Hòa (Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi bò sữa.