Đến quý II, sản lượng nuôi trồng thủy sản Tây Ninh ước đạt 8.000 tấn
Để đạt được kế hoạch đó, ngay từ thời điểm này, ngành Thủy sản kết hợp cùng chính quyền địa phương và các ngành chuyên môn hướng dẫn nông dân chủ động trong việc chuẩn bị các điều kiện để nuôi thả vào mùa mưa.
Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất cá giống, có kế hoạch cùng các cơ sở sản xuất cá giống, bảo đảm đủ nguồn giống tốt phục vụ nhu cầu của các địa phương. Hỗ trợ địa phương thực hiện kịp thời công tác phòng trị bệnh cho các loại thủy sản nuôi trồng.
Được biết, 3 tháng đầu năm nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt hơn 110 ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản gần 2.500 tấn, đạt hơn 15% kế hoạch, trong đó sản lượng cá tra là gần 1.600 tấn.
Tình hình sản xuất và kinh doanh ở lĩnh vực thủy sản trên địa bàn được duy trì ổn định. Giá thủy sản nhìn chung cao hơn giá thành nên người nuôi có lãi.
Related news
Đây là thông tin của Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Quảng Ninh công bố sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá sức khỏe sơ bộ gấu nuôi nhốt tại ba trang trại tại thành phố Hạ Long. Theo kết quả đánh giá, thực trạng tại các trại nuôi gấu tư nhân ở Quảng Ninh là đáng báo động với nhiều cá thể gấu còn lại có nhiều vết thương trên cơ thể, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và đang bị bỏ đói.
Năm 2015, ngành Thú y sẽ tiếp tục chủ động giám sát dịch bệnh, phòng chống và ngăn chặn từ xa các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là dịch bệnh của động vật trên cạn lây lan sang người.
Theo ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), diện tích trồng bắp trên toàn huyện có khoảng 400ha, tăng hơn 200ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở các địa phương như Hòa Mỹ, Phụng Hiệp, Hiệp Hưng… Trong đó, người dân chủ yếu lựa chọn loại bắp ăn để gieo trồng với 380ha, còn lại là bắp lai.
Năm 2014, toàn tỉnh Phú Yên trồng mới hơn 4.800ha rừng tập trung, đạt 100% kế hoạch (rừng phòng hộ 337ha, rừng đặc dụng 39ha, rừng sản xuất hơn 4.424ha), nâng độ che phủ lên 38%. Tuy nhiên, thời gian qua, các vườn ươm cây giống trong tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu trồng rừng của các tổ chức, cá nhân. Điều này đòi hỏi tỉnh phải có giải pháp phát triển bền vững hệ thống rừng giống và vườn ươm cây lâm nghiệp.
Nhằm tạo ra thị trường cạnh tranh công bằng, dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững” trên địa bàn tỉnh đã thu hút nhiều hộ nông dân trồng tiêu tham gia. Nhiều mô hình canh tác tiêu bền vững được phát triển theo các tiêu chuẩn của chứng nhận Rainforest Alliance (R.A) cho các hộ trồng tiêu ở Bù Đốp; đồng thời kết nối với thị trường quốc tế thông qua Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice.