Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Thương Phẩm

Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Thương Phẩm
Publish date: Saturday. March 8th, 2014

1. Nuôi cá lóc bông trong ao:

1.1. Chuẩn bị ao nuôi:

Ao nuôi cá lóc bông có diện tích từ 500 m2 trở lên, độ sâu từ 1,5 - 2 m, bờ ao phải cao và chắc chắn. Cống thoát nước có khẩu độ lớn để thoát nước dễ dàng. Trước khi thả nuôi cá, ao được tát cạn, vét bùn đáy, tu sửa chổ sạt lở, lấp hết lỗ mọi quanh ao. Rải vôi đáy ao từ 10 – 15 kg/100 m2 ao, phơi đáy 2 – 3 ngày rồi cấp nước vào ao. Nguồn nước cấp cho ao phải chủ động, cấp thoát dễ dàng, nước không bị nhiễm phèn và mặn (pH phải từ 6,5 – 8,5; độ mặn dưới 5 phần ngàn).

1.2 Mùa vụ nuôi, cá giống và mật độ thả nuôi:

Có thể nuôi quanh năm. Cá giống thả nuôi có kích cỡ đồng đều, trọng lượng từ 15 – 20 g/con. Cá khỏe mạnh, nhanh nhẹn, màu sắc sáng, cơ thể cân đối, nhiều nhớt. Trước khi thả xuống ao nuôi, cá giống được tắm nước muối nồng độ 3%. Nên thả cá vào lúc trời mát. Mật độ thả giống từ 25 – 30 con/m2.

1.3. Thức ăn, quản lý và chăm sóc cá nuôi:

- Thức ăn cho cá nuôi: Thức ăn chủ yếu là cá tạp biển, cá vụn. Giai đoạn cá còn nhỏ trong 2 tháng đầu, thức ăn cần được xay nhuyễn hoặc băm nhỏ. Khi cá lớn, thì chỉ cần băm nhỏ hoặc cắt khúc những loại thức ăn có kích cỡ lớn hoặc quá dài. Khẩu phần ăn từ 3 – 5% trọng lượng cá trong ao. Cá càng lớn thì khẩu phần ăn cũng giảm dần.

Thức ăn của cá được rải trên sàng ăn. Sàng ăn được làm bằng tre hoặc gỗ và được đặt ngập trong nước khoảng 10 cm.

Hệ số tiêu tốn thức ăn tùy thuộc vào chủng loại và chất lượng thức ăn. Với thức ăn cá biển (cá tạp), hệ số thức ăn trung bình từ 3,5 – 4 kg thức ăn/kg cá nuôi.

- Quản lý môi trường ao nuôi: Hằng ngày theo dõi chặt chẽ mức độ ăn của cá để điều chỉnh kịp thời và hợp lý lượng thức ăn.

Nước trong ao cần được thay đổi thường xuyên (1 – 2 lần/tuần), mỗi lần thay 30 – 40% lượng nước trong ao.

Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá trong ao để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ như cá bỏ ăn, bơi không bình thường, nhiễm bệnh… để có biện pháp chữa trị kịp thời.

2. Nuôi cá lóc bông trong bè:

Bè được làm chủ yếu bằng gỗ. Thể tích bè dao động từ 80 – 280 m3 , độ ngập nước của bè từ 2,5 – 4 m.

Bè được đặt ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho quản lý chăm sóc cũng như điều kiện sinh thái của cá. Nơi đặt bè không ảnh hưởng đến giao thông trên sông. Phải đặt nơi có mực nước sâu, dòng chảy nhẹ. Tránh nơi nước chảy quá mạnh, dòng nước bị ô nhiễm.

Biện pháp kỹ thuật nuôi:

Mùa vụ: Có thể thả nuôi quanh năm.

Cá giống và mật độ thả nuôi: Cá phải khỏe mạnh, không dị hình, không có dấu hiệu bệnh tật, không bị xây sát và không bị mất nhớt, cá bơi nhanh nhẹn, bơi theo đàn. Cá có kích cỡ đồng điều. Trọng lượng từ 15 – 20 g/con. Khi thả cá vào bè cần thả từ từ để cá quen dần với điều kiện mới. Trước khi thả cá xuống bè, phải tắm nước muối 3% trong thời gian 3 - 5 phút để loại bỏ được ký sinh trùng ký sinh trên cơ thể cá.

Mật độ thả từ 100 – 130 con/m3.

Thức ăn : Chủ yếu là cá biển, cá tạp. Khẩu phần ăn từ 3 – 5 % trọng lượng thân/ngày. Thức ăn được đưa xuống sàng ăn đặt cách mặt nước 15 – 20 cm.

Hàng ngày quan sát hoạt động bắt mồi của cá để điều chỉnh khẩu phần ăn cho cá phù hợp. Khi phát hiện cá bị bệnh phải giảm hoặc ngưng cho cá ăn và tìm biện pháp để xử lý.

Quản lý, chăm sóc bè nuôi:

- Phải vệ sinh bè và tẩy trùng sạch sẽ trước khi thả cá.

- Phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra đàn cá, vệ sinh sàng ăn sau khi cho cá ăn. Có biện pháp kiểm tra đáy bè để giải quyết các thức ăn dư thừa lắng đọng ở đáy bè, để đáy bè thông thoáng không bị ô nhiễm.

- Hằng tuần phải kiểm tra quanh bè, xem xét lưới chắn, vớt rác và bèo lục bình bám vào bè, kịp thời tu sửa những chổ hư hỏng.

- Thu hoạch: Thờ gian nuôi cá lóc bông trong bè từ 8 – 10 tháng, cá đạt cỡ 0,8 – 1,5 kg/con. Tùy theo tăng trọng của cá và giá cả thị trường người nuôi có thể chủ động thu hoạch.

- Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, giảm thức ăn và không nên cho cá ăn vào ngày thu hoạch.


Related news

Xuất khẩu tôm năm 2015 dự kiến giảm hơn 1 tỉ đô la Mỹ Xuất khẩu tôm năm 2015 dự kiến giảm hơn 1 tỉ đô la Mỹ

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vừa điều chỉnh giảm mức dự báo kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2015 xuống còn khoảng 2,9 tỉ đô la Mỹ, tức là giảm đến hơn 1 tỉ đô la Mỹ so với năm 2014 và giảm 300 triệu đô la Mỹ so với mức dự báo mà VASEP đưa ra vào đầu tháng 7-2015.

Friday. October 30th, 2015
Hướng đi của nghề nuôi vịt ở ĐBSCL an toàn sinh học Hướng đi của nghề nuôi vịt ở ĐBSCL an toàn sinh học

Vịt là đối tượng nuôi truyền thống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gắn liền với hệ thống canh tác lúa nước. Dù mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ nên nghề này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Friday. October 30th, 2015
Giá giống ngô chuyển gen đắt hơn ngô thường Giá giống ngô chuyển gen đắt hơn ngô thường

Đại diện công ty Dekalb Việt Nam cho biết, nông dân Việt Nam sẽ chính thức tiếp cận giống ngô chuyển gen mang tên Dekalb® Genuity®.

Friday. October 30th, 2015
Người bị nho ám ảnh Người bị nho ám ảnh

Dân trồng nho ở Ninh Thuận hay nhắc đến cái tên “Sáu Lang nho giống”. Lão nông này tên thật là Nguyễn Thường Lang (ngụ khu phố 2, phường Mỹ Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận), được xem là người đầu tiên đưa giống nho ghép về địa phương hơn 15 năm trước.

Friday. October 30th, 2015
Không loại bỏ chất cấm người chăn nuôi sẽ tự giết mình Không loại bỏ chất cấm người chăn nuôi sẽ tự giết mình

Năm 2015, nuôi heo ở các tỉnh phía Nam diễn ra tình trạng sử dụng chất tạo nạc gọi chung là chất cấm trong chăn nuôi heo. Điều này khiến người tiêu dùng mất lòng tin đối với sản phẩm thịt heo trong nước.

Friday. October 30th, 2015