Nghiên cứu về hệ thống theo dõi tập tính ăn của vật nuôi
Kỹ sư nông nghiệp Tami Brown-Brandl và Roger Eigenberg công tác tại Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) và Roman L.Hruska công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Thịt động vật Mỹ (USMARC) tại Clay Center, Neb, đã thiết kế phần mềm và phần cứng kết hợp với công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến chuẩn (RFID) và đầu đọc để theo dõi thói quen ăn uống của vật nuôi.
Hệ thống này được thiết kế để hoạt động trong một môi trường công nghiệp, bao gồm một thẻ tai áp dụng cho từng vật nuôi, thiết bị giám sát và thiết bị ghi dữ liệu và lưu trữ.
Các nhà khoa học hiện đang sử dụng dữ liệu này để xác định sự thay đổi thông thường diễn ra hằng ngày trong hành vi ăn thời gian mỗi con vật dành cho việc ăn uống, số lần ănngày, và thời điểm ăn.
Bằng cách xác định hành vi ăn uống bình thường của một con vật, việc phát hiện một vật nuôi bị bệnh có thể dễ dàng hơn khi con vật bắt đầu dành ít thời gian hơn để ăn ở các máng ăn.
Những con vật này sau đó có thể được điều trị sớm để giúp ngăn ngừa bệnh trở nên trầm trọng. Theo các nhà nghiên cứu, thông tin thu thập được cũng có thể được sử dụng để cải thiện hoạt động quản lý và thiết lập những khác biệt về di truyền trong một đàn.
Hệ thống có chi phí thấp này lần đầu tiên được sử dụng để theo dõi lợn trong giai đoạn tăng trưởng - nuôi vỗ béo.
Hành vi ăn của từng vật nuôi có thể được đo lại mà không có bất kỳ ảnh hưởng bên ngoài nào, Brown-Brandl (Đơn vị nghiên cứu về Quản lý Môi trường trực thuộc USMARC) cho biết.
Trong một nghiên cứu, các ăng-ten đã được gắn cho những máng ăn tiêu chuẩn của lợn trong sáu chuồng nuôi, mỗi chuồng chứa 40 con.
Ngoài việc thu thập dữ liệu về hành vi ăn của vật nuôi, máy quay video đã được sử dụng để đánh giá độ bền của hệ thống đã được chứng minh là đáng tin cậy.
Các nhà khoa học dự tính sẽ áp dụng hệ thống này trong các nghiên cứu sau này để nghiên cứu hành vi ăn có liên quan đến tuổi của vật nuôi, giới tính, tăng cân và sức khỏe của vật nuôi.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 7 năm 2013.
Related news
Dự án “Sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi an toàn sinh học” do Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai từ tháng 6/2012 đến nay đã đạt được những kết quả cao, từ đây mở ra hướng chăn nuôi bền vững theo mục tiêu an toàn sinh học, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Trong giai đoạn sau cai sữa, lợn con trải qua một quá trình chuyển đổi của chế độ ăn từ bú sữa cho tới tiêu thụ thức ăn chăn nuôi khác. Vì nó có thể gây ra các triệu chứng tiêu chảy nên việc cho lợn con ăn các thành phần dễ tiêu hóa là chìa khóa của vấn đề này.
Người chăn nuôi lợn cần thông tin chính xác về giá trị năng lượng của chất béo trong thành phần thức ăn chăn nuôi để đảm bảo rằng chế độ ăn uống của lợn nuôi được xây dựng một cách kinh tế và tối đa hóa chất lượng thịt lợn. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois đã xác định khả năng tiêu hóa chất béo của lợn đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi làm từ ngô và đậu tương.