Nghiên cứu về chất béo trong thành phần thức ăn chăn nuôi cho lợn
Hans H.Stein, giáo sư khoa học động vật tại Đại học Illinois là người chủ trì nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét các sản phẩm thức ăn chăn nuôi làm từ ngô đó là bã rượu khô với dung môi (DDGS), hạt ngô khô ( HP DDG), mầm ngô và sản phẩm ngô có chứa khoảng 7% chất béo.
Họ cũng kiểm tra các sản phẩm thức ăn chăn nuôi làm từ đậu nành nguyên chất béo và dầu chiết xuất từ ngô.
Các nhà nghiên cứu đã thiết lập các chế độ ăn khác nhau cho lợn nuôi và tính toán khả năng tiêu hóa chất béo của lợn.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng ở lợn, khả năng tiêu hóa dầu đậu tương tốt hơn nhiều so với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi làm từ ngô.
Hans H.Stein giải thích: Đậu tương có gần 20% chất béo, và hầu hết lượng chất béo này được lưu giữ dưới dạng triglyceride khiến lợn hấp thu tốt hơn.
Trong các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khác, đặc biệt là mầm ngô và hạt ngô khô, một số chất béo được bao bọc bởi chất xơ khiến lợn tiêu hóa kém hơn.
Theo kết quả nghiên cứu ở lợn, khả năng tiêu hoá chất béo trong đậu tương cao nhất là 85,2%.
Ở lợn, khả năng tiêu hóa chất béo thấp nhất đối với sản phẩm bã rượu khô với dung môi là 62,1%, ngô có hàm lượng dầu cao (53%), và mầm ngô (50,1%).
Stein cho biết các kết quả của nghiên cứu có sự tương đồng với một số thí nghiệm trước đây cho thấy rằng các giá trị năng lượng của một số thành phần thức ăn chăn nuôi là ít hơn so với dự đoán dựa trên hàm lượng lipit của các sản phẩm này.
Nguyên nhân là do lợn không tiêu hóa được hoàn toàn các chất béo trong thức ăn chăn nuôi.
Từ quan điểm dinh dưỡng cho vật nuôi, người chăn nuôi sẽ thu được nhiều lợi ích hơn nếu trích xuất các chất béo từ ngô và đậu tương và sau đó thêm nó vào chế độ ăn của lợn thay vì để nguyên chất béo trong các thành phần thức ăn chăn nuôi.
Related news
Các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp (USDA) đã phát triển một dòng tế bào mới phát hiện nhanh chóng và chính xác virút gây bệnh lở mồm long móng (LMLM) - virút gây ra một căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho đàn gia súc và động vật có móng chẻ khác.
Dự án “Sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi an toàn sinh học” do Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai từ tháng 6/2012 đến nay đã đạt được những kết quả cao, từ đây mở ra hướng chăn nuôi bền vững theo mục tiêu an toàn sinh học, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Trong giai đoạn sau cai sữa, lợn con trải qua một quá trình chuyển đổi của chế độ ăn từ bú sữa cho tới tiêu thụ thức ăn chăn nuôi khác. Vì nó có thể gây ra các triệu chứng tiêu chảy nên việc cho lợn con ăn các thành phần dễ tiêu hóa là chìa khóa của vấn đề này.