Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cho Thầu Nuôi Thủy Sản Được Cá, Thiệt Lúa

Cho Thầu Nuôi Thủy Sản Được Cá, Thiệt Lúa
Publish date: Wednesday. December 3rd, 2014

Thu hẹp, lấn chiếm dòng và lưu vực tiêu thoát nước diễn ra phổ biến tại một số địa bàn cho thầu diện tích nuôi thủy sản. Điều này khiến nhiều cánh đồng lúa, rau màu bị úng ngập, gây thiệt hại.

Động mưa là ngập

Cánh đồng cấy lúa, trồng màu thôn Hòa An, xã Hợp Đức (Tân Yên) rộng hơn 1 ha động mưa là ngập. Chị Nguyễn Thị Trường, người dân trong thôn cho biết: “Trước đây, tiêu nước cho cánh đồng là cả vùng trũng rộng. Thế nhưng từ năm 2008, lưu vực này được giao cho người dân thầu ao nuôi cá nên chỉ còn một rãnh nhỏ thoát nước. Cống tiêu lại đặt ở vị trí ngang bằng với mực nước trong ao nên mỗi khi mưa xuống nước ứ đọng, dềnh vào ruộng. Từ đó đến nay, các hộ chỉ cấy ăn chắc vụ lúa xuân còn lúa mùa thì phụ thuộc vào thời tiết”.

Để giảm ngập úng, gia đình chị Trường phải chở bùn ở nơi khác tân cao ruộng nhưng cũng chẳng khá hơn. Đơn cử, chỉ một trận mưa lớn vào đầu tháng 10 vừa qua, nước không được tiêu thoát kịp thời khiến hơn một sào khoai lang của gia đình bị chết gần hết, phải làm đất trồng lại. Không chỉ hộ chị Trường, nhà bà Nguyễn Thị Liễu cùng thôn cũng có gần một sào khoai lang vụ đông này bị chết do úng ngập.

Theo bà Liễu, chủ ao còn trồng cây lâm nghiệp quanh bờ ngăn cản một phần ánh nắng, ảnh hưởng đến sản xuất. Mặc dù các hộ có diện tích gieo cấy tại cánh đồng đã phản ánh nhiều lần với ban lãnh đạo thôn, hộ thầu cá về việc này nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Tương tự, khoảng 200 ha đất canh tác tại các thôn: An Lập, Sỏi Làng, Sỏi Máng, Đồng Lim, xã Ngọc Lý (Tân Yên) cũng bị ngập úng mỗi khi có mưa lớn. Trong đó, năm 2013, xã mất trắng hơn 50 ha. Nguyên nhân là do kênh tiêu nước Trại Đồi dài khoảng 3 km chảy qua địa bàn các xã: Ngọc Thiện, Ngọc Lý (Tân Yên) và xã Minh Đức (Việt Yên) bị các hộ nuôi cá ở xã Minh Đức đào ao, thu hẹp dòng chảy. Cùng đó, nhiều đoạn bị bồi lắng. Ông Nguyễn Hữu Tâm, Bí thư Chi bộ thôn An Lập cho biết: “Trước đây, lòng kênh Trại Đồi rộng 4m nhưng khi xã Minh Đức cho người dân thầu ao nuôi cá thì kênh chỉ còn khoảng 2m. Vì vậy, năm nào thôn cũng có diện tích lúa, hoa màu thất thu do nước không được tiêu thoát kịp thời”. Về việc này, ông Đoàn Văn Khương, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lý nói: “Chúng tôi đã đề nghị làm việc nhiều lần với UBND xã Minh Đức để bàn biện pháp khắc phục nhưng họ không hợp tác”.

Bảo đảm hài hòa lợi ích

Về lâu dài, bên cạnh biện pháp ngăn ngừa các hành vi lấn chiếm công trình thủy lợi, đơn vị đã tham mưu xây dựng quy hoạch thủy lợi của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó đề xuất các biện pháp tăng hệ số tiêu, chú trọng xây dựng hạ tầng cấp thoát nước dành riêng cho phát triển thủy sản”.

Ông Lê Thành Chung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi

Theo Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và PTNT), hầu hết vùng trũng, lưu vực tiêu, rải nước trong tỉnh đã được cho thầu khoán để nuôi trồng thủy sản. Để giữ cá, số hộ này chặn cống, chặn dòng gây tắc nghẽn dòng chảy. Nhiều nơi ngập úng kéo dài, cây trồng thất thu lớn. Một số diện tích mặc dù chưa thiệt hại toàn bộ song do bị ngâm lâu trong nước làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chính quyền cơ sở không giám sát được quá trình thi công nên các hộ mặc sức đào đắp bờ vùng, lấn dòng, lưu vực tiêu. Đến khi “việc đã rồi” thì công tác xử lý gặp nhiều khó khăn, lúng túng, giải quyết kéo dài gây bức xúc trong nhân dân. Điển hình là các vụ vi phạm tại xã Đoan Bái (Hiệp Hòa), Xuân Hương (Lạng Giang).

Đối với tuyến kênh Trại Đồi, Chi cục Thủy lợi cho biết đây là kênh do hai huyện Việt Yên, Tân Yên quản lý. Do đó, Chi cục đã tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các huyện xác định và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tại xã Minh Đức. Đồng thời trả lại nguyên trạng của kênh và thực hiện tu bổ sửa chữa, nạo vét lòng kênh bảo đảm công tác tiêu thoát nước, dự kiến sẽ được thực hiện hoàn thành trong tháng 12 năm nay. Các trường hợp khác, đơn vị sẽ kiểm tra và đề nghị khắc phục theo thẩm quyền.

Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi vùng trũng sang nuôi cá đã nâng cao hiệu quả trên diện tích đất canh tác so với cấy lúa một vụ không ăn chắc. Tuy nhiên cần tính toán hợp lý để bảo đảm hài hòa lợi ích trong công tác tiêu thoát nước phục vụ sản xuất và một số lĩnh vực khác.

Trước thực trạng này, các huyện, TP cần tăng cường tuyên truyền quy định về bảo vệ an toàn hành lang công trình thủy lợi; quản lý chặt chẽ, phát hiện sớm, kịp thời giải tỏa các trường hợp xâm lấn công trình. Phát động và khuyến khích người dân tích cực tham gia chiến dịch làm thủy lợi. Đối với diện tích giao thầu, cần yêu cầu người nhận thầu cam kết điều khoản ưu tiên thoát nước khi cần thiết.

Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134694/cho-thau-nuoi-thuy-san--duoc-ca--thiet-lua.html


Related news

Nông Dân Xót Xa Nhìn Tiêu Chết Nông Dân Xót Xa Nhìn Tiêu Chết

Tiêu chết nhanh, chết chậm (thối gốc, rễ) luôn là nỗi ám ảnh lớn của người nông dân bởi đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một biện pháp nào để khắc phục hiệu quả căn bệnh này. Với người trồng tiêu huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, năm nay lại là một mùa vụ buồn khi mà diện tích tiêu tàn lụi ngày một tăng. Thậm chí, ở nhiều hộ gia đình, số lượng tiêu sống chỉ còn vài trụ.

Wednesday. November 13th, 2013
Trồng Nấm Bào Ngư Được Đảm Bảo Đầu Vào, Bao Tiêu Đầu Ra Trồng Nấm Bào Ngư Được Đảm Bảo Đầu Vào, Bao Tiêu Đầu Ra

Mô hình trồng nấm bào ngư xuất hiện ở TX. Gò Công (Tiền Giang) khoảng 2 - 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, do người mua phôi nấm không rõ nguồn gốc, người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng; đầu ra sản phẩm nấm bấp bênh, dễ bị thương lái ép giá… nên không ít người trồng lâm vào cảnh lỗ vốn, bỏ nghề.

Wednesday. November 13th, 2013
Hiệu Quả Mô Hình Sản Xuất Đậu Nành Kết Hợp Bao Tiêu Sản Phẩm Hiệu Quả Mô Hình Sản Xuất Đậu Nành Kết Hợp Bao Tiêu Sản Phẩm

Vụ hè thu năm 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành triển khai thực hiện mô hình sản xuất đậu nành kết hợp bao tiêu sản phẩm tại xã Tân Nhuận Đông, mô hình bước đầu cho hiệu quả cao hơn so với trồng lúa.

Wednesday. November 13th, 2013
Nông Dân Mộ Đức Thu Nhập Cao Nhờ Trồng Cà Tím Nông Dân Mộ Đức Thu Nhập Cao Nhờ Trồng Cà Tím

Mùa mưa, trong khi nhiều nơi khác trong tỉnh Quảng Ngãi việc trồng cây rau màu gặp khó khăn do thời tiết bất lợi, thì với nhiều bà con nông dân ở các xã Đức Thạnh, Đức Minh, Đức Chánh (Mộ Đức) lại là mùa "ăn nên làm ra", nhờ trồng cà tím trên những vùng đất cát.

Wednesday. November 13th, 2013
Khoai Lang 900.000 Đ/tạ Khoai Lang 900.000 Đ/tạ

Giá khoai lang tím Nhật tại huyện Bình Tân (Vĩnh Long) tăng liên tục những ngày qua. Ngày 8/11, thương lái mua khoai tại ruộng giá từ 850.000- 900.000 đ/tạ (60kg). Các loại khoai trắng giấy, trắng sữa cũng tăng thêm từ 20- 30% so đầu vụ.

Wednesday. November 13th, 2013