Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghi vấn gạo nhựa xuất hiện ở TP.HCM

Nghi vấn gạo nhựa xuất hiện ở TP.HCM
Publish date: Friday. October 2nd, 2015

Gạo rang trong chảo khét mùi nhựa và kết dính thành từng cục

Rang trên chảo khét mùi nhựa

Trao đổi với PV Thanh Niên Online sáng 30.9, chị Ngô Hoàng Phương Đông, nhà ở quận Tân Bình (TP.HCM) cho biết cách đây khoảng 4 ngày chị mua 20 kg gạo có hiện tượng nói trên tại một cửa hàng gạo quen biết ở đường Đặng Văn Ngữ (quận Phú Nhuận, TP.HCM).

Mấy ngày đầu, lô gạo mới đem đi nấu lần nào cũng nhão, cơm nửa chín nửa sống. Ban đầu chị Đông tưởng người giúp việc nấu không quen gạo mới hoặc nồi cơm điện có vấn đề. Chồng chị Đông thấy vợ phản ánh nên đi mua nồi cơm điện mới thay thế.

Từ khi có nồi mới, gạo nấu chín ngon hơn nhưng khi ăn thi thoảng lại lẫn vài hạt cơm chưa chín trông giống như hạt nhựa. Chị Đông cho biết một chén cơm nhặt được chừng 6-7 hạt như vậy.

“Chồng tôi nhặt xong đem để trên cái muỗng, bật lửa đốt thì hạt cơm cháy khét lẹt, khói đen xì. Lúc này cả nhà sợ quá không ai dám ăn cơm nữa”, chị Đông nói.

Do nghi trong gạo lẫn hạt nhựa, người nhà chị Đông rang thử một mẻ trên chảo. Chừng 4-5 phút, gạo chuyển sang màu đen, bốc khói khét lẹt mùi nhựa rất khó chịu và gạo bị kết thành từng cục. Chị Đông cho hay hiện số gạo trên còn chừng vài ký. Chị cũng đã báo cho chủ cửa hàng về hiện tượng trên.

Chị Đông bức xúc: “Từ trước giờ tôi mới chỉ nghe nói có gạo nhựa nhưng chưa bao giờ thấy. Giờ thì chính mình gặp phải. Nhưng hạt đó không phải 100% là nhựa nhưng rõ ràng gạo có vấn đề”.

Theo lời chỉ dẫn của chị Đông, PV Thanh Niên Online lấy một ít gạo bỏ vào chảo rang thử. Đúng như phản ánh, chừng 4-5 phút, gạo chuyển thành màu đen, bốc khói có mùi rất khó chịu và bắt đầu vón cục cả chảo. Đưa gạo lên mũi ngửi giống như mùi nhựa cháy. Chúng tôi thử rang một loại gạo khác để so sánh thì không thấy hiện tượng này. Gạo không khét mùi nhựa và đóng cục. 

Khi rang trên chảo sẽ có mùi khét

Có thể lẫn tạp chất ở khâu chế biến, vận chuyển

Khi cầm những hạt gạo nghi vấn pha nhựa mà PV Thanh Niên Online cung cấp, ông Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NN & PTNT) cho biết về cảm quan ban đầu thì số gạo này là gạo thật. Bởi nhìn bề ngoài, hạt gạo có hạt lớn, hạt nhỏ

. Khi bỏ vào miệng cắn, hạt gạo bể đôi, lưỡi có thể cảm nhận được tinh bột gạo vỡ vụn ra.

“Gạo giả nếu làm từ nhựa thì các hạt phải đều nhau, giống nhau về kích cỡ, màu sắc và không thể cắn bể đôi được”, ông Dư nói.

Tuy nhiên, ông Dư chưa thể lý giải tại sao gạo đem rang có mùi khét và vón cục nêu như trên. Theo ông Dư, có hiện tượng như trên có thể là ở khâu thu hoạch cây lúa bị phun nhiều thuốc nằm trong danh mục khuyến cáo hoặc ở khâu chế biến có thể lẫn tạp chất nhựa.

“Tôi không nghĩ số gạo này pha lẫn gạo nhựa. Bởi nếu pha thì phải pha nhiều chứ pha tỷ lệ ít thế này không thể có lời.

Chưa kể hạt nhựa làm thành gạo có chi phí cao hơn gạo thật. Tuy nhiên, để thật kỹ càng cần phải đem đến các viện chuyên ngành để phân tích. Việc phân tích để coi đó có phải gạo nhựa hay cao su không, bao nhiêu phần trăm là tinh bột, cao su hay nhựa”, ông Dư khẳng định.

Ông Dư cũng đề nghị PV Thanh Niên Online để lại một ít gạo để Cục Trồng trọt kiểm tra thêm.

Khi nấu thành cơm, một số hạt không chín đốt lên cháy khét lẹt

Ông Nguyễn Quốc Lý, Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương chi nhánh phía Nam, cho biết với những hiện tượng như trên rõ ràng lô gạo trên có vấn đề. Cũng như ông Dư, ông Lý cho biết số gạo trên có vấn đề có thể do khâu bảo quản, chế biến, vận chuyển.

“Khó có thể có gạo nhựa vì không khả thi. Gạo nhựa có khi chi phí cao và người dân khi ăn phát hiện ra ngay dù tỉ lệ trộn vào gạo cực kỳ ít”, ông Lý nói.

Ông Lý cũng đặt câu hỏi với gần 700 kg của lô gạo mà cửa hàng bán ra, nếu gạo có vấn đề thì phải có nhiều khách hàng phản ánh tại sao có mình chị Đông.

“Thường cửa hàng gạo ở TP.HCM bán cho khách hàng quen, khách sống gần cửa hàng. Cho nên có vấn đề gì, khách sẽ đem ra trả và báo chủ cửa hàng ngay. Trong trường hợp này chỉ có mình chị Đông nên hơi lạ. Cũng có thể bao gạo chị Đông có lẫn tạp chất”, ông Lý lý giải.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm lâu năm trong ngành trồng trọt, cây giống, ông Lý cũng chưa giải thích được tại sao gạo rang lên có mùi khét và vón cục. Muốn làm rõ phải đưa gạo đi kiểm tra ở các trung tâm kiểm nghiệm hóa.

“Trước đây cũng có thông tin gạo làm từ nhựa nhưng khi Bộ NN & PTNT cho kiểm tra thì không phải. Bản thân tôi cũng chỉ nghe nói chứ chưa bao giờ thấy gạo nhựa tận mắt ”, ông Lý khẳng định.

Gạo rang trên chảo chừng 4-5 phút sẽ bị vón từng cục

Đã bán ra gần 700 kg gạo

Bà H., chủ cửa hàng gạo bán cho chị Đông, cho hay lô gạo trên được bà mua của một đại lý gạo ở quận 8 (TP.HCM), với số lượng gần 700 kg. Sau khi mua về, bà H. đã bán gần hết và đến nay chị Đông là người duy nhất phản ánh gạo có vấn đề.

“Tôi cũng chỉ là người kinh doanh nên khi nghe chị Đông phản ánh vậy tôi cũng lên nhà xem, ghi nhận để phản ánh cho đại lý ở quận 8. Bán gạo đã lâu nhưng giờ tôi mới gặp trường hợp thế này”, bà H. nói.

Trao đổi với PV Thanh Niên Online chiều 30.9, bà U., chủ đại lý gạo ở quận 8 xác nhận có bán cho bà H. gần 700 kg gạo. Số gạo trên được bà U. mua của một đại lý ở Gò Công (Tiền Giang). Đại lý này thu mua gạo thông qua hệ thống hàng xáo.

Bà U. cho biết thêm lô gạo trên có tên gọi Nàng Hoa.

Đây là loại gạo dẻo, thơm và khá khó nấu. Nếu nấu hơi ít nước gạo sẽ khô, không chín nhưng nếu dư ít nước, gạo sẽ nhão và có một vài hạt sẽ chín không đều.

“Tôi bán gạo mấy chục năm rồi giờ mới nghe phản ánh này. Khi nghe chị H. nói thế, tôi điện cho đại lý ở miền Tây hỏi thì bị chủ đại lý chửi tôi quá trời. Họ bảo không thể có gạo nhựa được. Anh không tin bữa nào tôi dẫn anh gặp chủ hỏi cho ra lẽ”, bà U. phân trần.


Related news

Ép cây hibiscus ra hoa, quả thành công, lãi 150 triệu/năm Ép cây hibiscus ra hoa, quả thành công, lãi 150 triệu/năm

Việc đưa cây hibiscus (còn gọi là cây bụp giấm, atisô đỏ) trồng dưới tán bạch đàn, cau và ép chúng ra hoa, quả thành công đã mở ra hướng làm giàu mới cho người dân các huyện Yên Thế, Tân Yên. Theo tính toán, trồng xen hibiscus có thể cho lãi 120 - 150 triệu đồng/ha/năm.

Monday. September 21st, 2015
Ấp nghèo vui đón nước sạch Ấp nghèo vui đón nước sạch

Nhờ nguồn vốn Chương trình quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT), hiện gần 100% bà con Khmer ở xã Tân Đông (huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đã có nước sạch sử dụng.

Monday. September 21st, 2015
Ngăn chất cấm trong chăn nuôi các tỉnh than đụng đâu thiếu đó Ngăn chất cấm trong chăn nuôi các tỉnh than đụng đâu thiếu đó

Theo ý kiến của các địa phương, việc phát hiện và ngăn chặn hành vi buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn hiện gặp rất nhiều khó khăn do thiếu máy móc kiểm tra, lực lượng mỏng, quyền hạn của cơ quan thú y bị giới hạn.

Monday. September 21st, 2015
Những trái ngon đất Việt đắt hàng xuất ngoại Những trái ngon đất Việt đắt hàng xuất ngoại

Nhãn, chôm chôm, thanh long, vải thiều, xoài… là những trái cây Việt thơm ngon, bổ dưỡng, đang có mặt trên các thị trường khó tính khắp nơi trên thế giới.

Monday. September 21st, 2015
Diệt sâu bắt nhãn đậu quả theo ý muốn Diệt sâu bắt nhãn đậu quả theo ý muốn

Chia sẻ về kinh nghiệm “bắt” nhãn ra hoa theo ý muốn, ông Nguyễn Đức Thụ - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên cho rằng: Có 3 cách để nhãn ra hoa, đậu quả theo ý muốn, gồm khoanh cành, tỉa bớt rễ nhãn và dùng hóa chất.

Monday. September 21st, 2015