Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghêu Nuôi Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Chết Hàng Loạt Do Nắng Nóng

Nghêu Nuôi Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Chết Hàng Loạt Do Nắng Nóng
Publish date: Thursday. April 11th, 2013

Trước tình trạng nghêu chết hàng loạt tại một số địa phương ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện Hải dương học Nha Trang và Cục Thú y đã phối hợp với các địa phương điều tra, nguyên nhân được xác định là do nắng nóng, môi trường khắc nghiệt cộng với việc người dân ham lợi nhuận thả nuôi mật độ cao.

Theo báo cáo đánh giá của các đơn vị điều tra nghiên cứu, thời tiết nắng nóng gay gắt làm độ mặn tăng cao (> 32 phần ngàn), vào buổi trưa, nhiệt độ không khí là 34 độ C và nhiệt độ bãi nuôi lên đến 40 độ C.

Bên cạnh đó, người dân ham lợi nhuận thả nuôi mật độ quá cao (trên 400 con/m2) khiến nghêu nuôi phải cạnh tranh thức ăn, thiếu oxy, khi gặp môi trường bất lợi là chết.

Nghêu chết có kích thước lớn từ 30 - 90 con/kg và có tới 95% nghêu chết đang tham gia sinh sản, khả năng chịu đựng môi trường khắc nghiệt kém.

Ngoài ra, môi trường sống của nghêu còn bị ảnh hưởng bởi nguồn nước thải thành phố và nước thải công nghiệp.

Các nhà chuyên môn khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên thả giống nghêu vào thời điểm thời tiết không thuận lợi từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch. Mật độ thả từ 180 - 200 con/m2 với cỡ giống nuôi từ 400-600 con/kg.

Đối với nghêu đạt cỡ thu hoạch cần khẩn trương thu hoạch tránh thiệt hại và nên thu hoạch trước tháng Giêng hàng năm.

Đối với nghêu chưa đạt cỡ thu hoạch thì chủ động san thưa không để mật độ nuôi quá dày.

Trong trường hợp phát hiện nghêu chết, lập tức thu gom nghêu chết và nghêu sắp chết trên bãi để tránh lây lan sang các cá thể nghêu còn sống. Bên cạnh đó, cần có biện pháp khai thông các vùng nước đọng để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ, sẽ gây tăng cao nhiệt độ buổi trưa làm nghêu chết. Các ngành tại địa phương thường xuyên theo dõi, kiểm tra các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ mặn ở các bãi nghêu để khuyến cáo, cảnh báo cho bà con.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Tiền Giang, tổng diện tích nuôi nghêu hiện là 1.180ha. Từ cuối năm 2012, nghêu đã có dấu hiệu sinh trưởng chậm (ốm, chậm tăng trọng).

Tình trạng nghêu nuôi chết xảy ra từ đầu tháng 2/2013 ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông và có hiện tượng chết rải rác tại các khu vực khác.

Tính đến giữa tháng Ba, đã có trên 854ha nghêu bị thiệt hại (chiếm 72% diện tích thả nuôi của tỉnh), tương đương giá trị 237 tỷ đồng.

Tại Bến Tre, tổng diện tích nuôi trồng là 3.600ha, có hiện tượng nghêu chết từ đầu tháng 3. Khác với Tiền Giang, nghêu chết xuất hiện ở vùng cao triều lên tới 60%, vùng trung triều chết với tỷ lệ 20%.


Related news

Nhu Cầu Thị Trường Lớn Giúp Cam Sành Bắc Quang Được Giá Nhu Cầu Thị Trường Lớn Giúp Cam Sành Bắc Quang Được Giá

Có những tư thương thu mua cả vườn cam có mức sản lượng từ vài chục tấn đến 200 tấn. Qua đó, giúp cho giá cam tại Bắc Quang đầu vụ tăng lên từng ngày. Theo ghi nhận, giá cam ngày 15.1 bán tại gốc ở mức hơn 9.000đ/kg, đến ngày 17.1, giá đã được nâng lên mức từ 10 – 12.500đ/kg.

Tuesday. January 20th, 2015
Sầu Riêng Tăng Giá Trở Lại Sầu Riêng Tăng Giá Trở Lại

Được biết, huyện Cai Lậy có 14.200 ha cây ăn trái, trong đó có 10.300 ha vườn chuyên canh. Sầu riêng là cây ăn trái chiếm diện tích lớn của huyện, tập trung tại các xã: Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung, Long Tiên, Mỹ Long… Theo tổng hợp từ Văn phòng Huyện ủy Cai Lậy, sầu riêng xử lý cho trái nghịch mùa mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, trên 500 triệu đồng/ha.

Tuesday. January 20th, 2015
Hội Nghị Toàn Cầu Về Thú Y Thủy Sản Hội Nghị Toàn Cầu Về Thú Y Thủy Sản

Hội nghị toàn cầu lần thứ 3 về thú y, thủy sản diễn ra sáng nay (20/1) tại Thành phố Hồ Chí Minh do Tổ chức Thú y thế giới (OIE) phối hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. 200 đại biểu của 87 nước thành viên thuộc Tổ chức Thú y thế giới đã tham dự phiên khai mạc hội nghị.

Wednesday. January 21st, 2015
Thừa Thiên Huế Hướng Đi Mới Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Thừa Thiên Huế Hướng Đi Mới Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô có nhiều tiềm năng lớn trong việc nuôi tôm chân trắng. Sau thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm, mới đây UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc cho phép nuôi tôm chân trắng ở khu vực này. Đây là cơ hội thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Wednesday. January 21st, 2015
Vũ Ðoài (Thái Bình) Nuôi Cá Lồng Trên Sông Hồng Vũ Ðoài (Thái Bình) Nuôi Cá Lồng Trên Sông Hồng

Mô hình nuôi cá lồng trên sông là phương thức chăn nuôi mới, cho giá trị và hiệu quả kinh tế cao được xã Vũ Ðoài (Vũ Thư - Thái Bình) chú trọng phát triển từ năm 2012. Vũ Ðoài có sông Hồng chảy qua, với đặc tính nước ngọt, lợ rất phù hợp và thuận lợi cho việc nuôi cá lồng, chủ yếu là giống cá diêu hồng, cá lăng và cá chép V1.

Wednesday. January 21st, 2015