Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Thương Phẩm Tại Nam Cường (Thái Bình)
Sau 9 tháng, 2.000 con cá trắm đen nuôi, trên diện tích 5.000m2 của ông Đức Văn Khiêm (xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, Thái Bình) đã cho lãi 227 triệu đồng, hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần so với nuôi cá nước ngọt truyền thống. Đây là mô hình điểm nuôi cá trắm đen thương phẩm tại vùng chuyển đổi nuôi cá của xã, cần được nhân rộng.
Ông Đức Văn Khiêm cho biết: Đầu năm 2013, ông nuôi 2.000 con cá trắm đen trên diện tích 5.000m2, sau 9 tháng thu hoạch và thu lãi 227 triệu đồng. Mặc dù lần đầu nuôi cá trắm đen nhưng ông đã được hướng dẫn, tập huấn về kỹ thuật nuôi, được hỗ trợ vật tư và cán bộ kỹ thuật trực tiếp bám sát chỉ dẫn trong suốt quá trình nuôi.
Đầu năm 2014, ông Khiêm tiếp tục thả nuôi khoảng 2.400 con giống, hiện tại cá đang sinh trưởng, phát triển tốt, mỗi con đạt khoảng 1kg. Còn 5 tháng nữa cá mới thu hoạch nhưng đã có nhiều khách hàng đến đặt mua trước, giá đặt hàng cao hơn giá cá trắm đen đang bán ngoài thị trường vì cá ở đây có chất lượng thịt tốt hơn.
Theo anh Phạm Văn Nghiệp, cán bộ phát triển kinh tế lâm - thủy sản xã: Thức ăn sử dụng cho cá trắm đen chủ yếu là don, dắt, ngoài ra còn ăn thêm cua, ốc và các loại động vật đáy có trong ao. Đối với các ao đầm nuôi tại xã Nam Cường do bị nhiễm mặn nên lượng con don, dắt dư thừa sẽ không bị chết nên không ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi.
Điều đặc biệt hơn nữa là Nam Cường có nguồn don, dắt sẵn có, dễ khai thác là thức ăn tự nhiên rất tốt cho cá trắm đen, giúp cá nhanh lớn, thịt cá rắn và thơm hơn cá trắm nuôi ở các địa phương khác. Chính vì vậy nuôi cá trắm đen ở vùng chuyển đổi xã Nam Cường là rất phù hợp.
Đối với cá nuôi truyền thống, sau khi cải tạo ao xong phải gây màu nước nhằm tạo thức ăn tự nhiên cho cá, nhưng đối với cá trắm đen không nhất thiết phải gây màu nước ao trước khi thả vì cá sử dụng thức ăn don, dắt tươi sống. Duy trì độ sâu nước ao từ 1,4 - 1,6m, bờ ao kè tấm bê tông chắc chắn, ao nuôi gần nguồn nước, có cống thoát nước chủ động; ao thoáng không có vật cản che phủ ánh sáng, thoáng gió.
Nam Cường là xã có phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) phát triển mạnh và duy trì ổn định về diện tích, tổng diện tích NTTS toàn xã là 130 ha với 305 hộ nuôi trồng. Tuy nhiên, trong năm 2013 do hạ tầng xuống cấp, quy hoạch chưa đồng bộ, diện tích nuôi còn manh mún, giá cả không ổn định đã gây ra rất nhiều khó khăn cho bà con.
Xác định NTTS là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, xã đã có chủ trương, giải pháp đa dạng hóa con vật nuôi như tôm, cua, cá các loại. Năm 2013, Nam Cường đã triển khai mô hình nuôi cá trắm đen thương phẩm. Cá trắm đen là một trong những đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, thích hợp nuôi trong môi trường nước ngọt với nhiều loại hình nuôi từ quy mô nhỏ tới quy mô công nghiệp.
Ông Hoàng Văn Sang, Chủ tịch UBND xã Nam Cường cho biết: Hàng năm, đối với vùng NTTS địa phương đã chủ động định hướng nuôi thả đa dạng các đối tượng con vật nuôi, từng bước quy hoạch vùng nuôi và khảo nghiệm các đối tượng mới trước khi đưa vào nuôi thả đại trà trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên của xã.
Mô hình nuôi cá trắm đen thương phẩm tại vùng chuyển đổi bước đầu đã đạt được kết quả khá cao, góp phần định hướng con vật nuôi cho các hộ dân.
Related news
hơn 90% số vụ vi phạm. Có thể nói qua triển khai dự án, tính gắn kết, đoàn kết trong cộng đồng ngư dân ngày càng được tăng cường; mối quan hệ giữa cơ quan chức năng và chính quyền địa phương với ngư dân ngày càng được thắt chặt, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước.
Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2015 được quy định cụ thể như sau: trứng gà (mã số hàng hóa 0407.21.00 và 0407.90.10), trứng vịt, ngan (mã số hàng hóa 0407.29.10 và 0407.90.20), loại khác (mã số hàng hóa 0407.29.90 và 0407.90.90) có số lượng là 46.305 tá (lưu ý các loại trứng này là trứng thương phẩm không có phôi); muối (mã số hàng hóa 2501) có số lượng là 102.000 tấn.
Để quản lý chặt chẽ số vịt chạy đồng này, Trạm Thú y huyện Long Mỹ đã phối hợp với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thường xuyên điều tra, kiểm soát số vịt trên địa bàn. Nếu là vịt ở địa phương thì tổ chức tiêm phòng bệnh, còn vịt từ nơi khác đến phải có đầy đủ sổ kiểm dịch và sổ đăng kí nuôi vịt chạy đồng; đồng thời kiên quyết trục xuất các đàn vịt không rõ nguồn gốc ra khỏi địa phương để tránh nguy cơ, lây lan bệnh dịch từ nơi khác đến.
Trước đó, dịch cúm cũng đã xảy ra tại Cà Mau và Tiền Giang, với chủng A/H5N1 và H5N độc lực cao, khó phát hiện. ĐBSCL lại đang thu hoạch lúa đông xuân, nguy cơ dịch cúm lây lan từ những đàn vịt chạy đồng ngày càng lớn, nếu thiếu biện pháp phòng chống kịp thời.
Trong khi nhiều gia đình, chủ trang trại chăn nuôi gặp khó trong vấn đề thiếu vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định, dịch bệnh... thì trang trại heo của gia đình ông Trần Văn Lệ (ấp 3, xã Tiến Hưng, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) vẫn trụ được nhờ chăn nuôi gia công. Gần 1 năm, trại heo của ông Lệ luôn mang lại hiệu quả cao và khẳng định hướng phát triển kinh tế đúng.