Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghe thương lái gạ trồng chùm ngây, nông dân khóc ròng

Nghe thương lái gạ trồng chùm ngây, nông dân khóc ròng
Publish date: Friday. September 11th, 2015

Cây chùm ngây của bà con nông dân ở xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đã cho thu hoạch lá, nhưng không có người mua

Nghe lời giới thiệu của tư thương đi bán cây giống nói chùm ngây bán rất được cho Trung Quốc, từ năm ngoái đến nay, nhiều hộ nông dân ở các huyện Cẩm Thủy, Thạch Thành, Yên Định (Thanh Hóa) đã trồng tự phát hàng chục hecta cây chùm ngây.

Đến đầu tháng 9 này, cây chùm ngây cho sản phẩm thu hoạch, nhưng bà con nông dân không biết bán ở đâu, đành chấp nhận thả nổi.

Theo phản ánh của bà con nông dân xã Cẩm Phong (huyện Cẩm Thủy), khoảng tháng 3-2014, có một nhóm tư thương ở tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh đến địa phương giới thiệu về cây chùm ngây, hứa sẽ cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.

Khi người dân đồng ý trồng, các tư thương bán giống chùm ngây với giá 170 triệu đồng/ha; đồng thời cam kết với nông dân bao tiêu sản phẩm với giá 25.000 đồng/kg lá chùm ngây tươi; 130.000 đồng/kg lá chùm ngây khô.

Đến khi ở Cẩm Thủy, Thạch Thành, Yên Định trồng được hàng chục hecta cây chùm ngây thì không thấy tư thương đi bán cây giống đến nữa.

Bước sang năm 2015, cây chùm ngây bắt đầu cho thu hoạch lá tươi, người nông dân dở khóc dở cười khi không thấy tư thương trở lại địa phương thu mua sản phẩm chùm ngây như cam kết ban đầu.

Anh Nguyễn Văn Luyện ở thị trấn Cẩm Thủy - người đang thu mua các sản phẩm từ cây chùm ngây - cho biết cây chùm ngây cho thu hoạch từ lá tươi, lá khô, hạt, thân cây để làm thức ăn, thực phẩm chức năng, chè, bột dinh dưỡng…

Mỗi năm cây chùm ngây cho thu hoạch khoảng 30-40 tấn lá tươi/ha. Do đầu ra không ổn định, nên giá của các loại sản phẩm từ cây chùm ngây hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và một số nước khác.

Hiện nay, giá thu mua lá tươi tại địa phương chỉ từ 3.000 - 4.000 đồng/kg, nhưng xuất đi rất chậm, vì mỗi tháng thị trường Trung Quốc chỉ nhập khoảng 5 tấn. Do vậy, sản phẩm cây chùm ngây đang ùn ứ trong dân rất nhiều.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tiến Dũng - trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cẩm Thủy - cho biết cây chùm ngây không có tên trong danh mục cây trồng nông nghiệp của huyện, của tỉnh khuyến cáo bà con nông dân trồng hằng năm.

Do bà con nông dân địa phương trồng tự phát khoảng 25 ha cây chùm ngây trên đất bãi bồi ven sông Mã, đất đồi thấp, hiện cho năng suất khá cao, trong khi đầu ra của sản phẩm không ổn định, khiến bà con nông dân lo lắng.

Hiện nay, phòng chức năng, chính quyền địa phương đang tuyên truyền, khuyến cáo người dân không phát triển diện tích cây chùm ngây, khi chưa tìm được đầu mối bán sản phẩm ổn định hằng tháng.

Bên cạnh đó, huyện cũng đang tích cực tìm đầu mối để thu mua sản phẩm từ diện tích cây chùm ngây đã trồng thời gian qua cho nông dân.


Related news

Trồng hoa đẩy lùi ruộng hoang, thu nửa tỷ mỗi năm Trồng hoa đẩy lùi ruộng hoang, thu nửa tỷ mỗi năm

Ở thôn Minh Kha, xã Đồng Thái, huyện An Dương (TP.Hải Phòng), trang trại trồng hoa Mây Xanh của nông dân Đỗ Văn Xanh được rất nhiều người biết tới

Thursday. October 20th, 2016
Trồng ổi lê Đài Loan, mỗi năm thu 300 triệu đồng Trồng ổi lê Đài Loan, mỗi năm thu 300 triệu đồng

Mô hình này đã đem lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế gia đình và góp phần vào sự phát triển chung của huyện Vĩnh Bảo.

Thursday. October 20th, 2016
Ngồi rung đùi làm vườn Ngồi rung đùi làm vườn

Chưa kể sản phẩm chủ lực là sầu riêng VietGAP, riêng trồng mít xen canh theo kiểu quanh năm ngồi “rung đùi”, anh Tùng cũng kiếm hơn 100 triệu đồng nhờ cơ giới hóa.

Wednesday. August 31st, 2016
Thành triệu phú miến dong dù không biết chữ Thành triệu phú miến dong dù không biết chữ

Là phụ nữ dân tộc Dao không biết chữ, nhưng với cách nghĩ, cách làm mạnh dạn, sáng tạo, chị Triệu Thị Tá ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã tạo dựng cho mình thương hiệu miến dong nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng.

Thursday. September 1st, 2016
Tỷ phú xóm núi Tỷ phú xóm núi

Từ một hộ nghèo, nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang chăn nuôi đa canh, ông Nguyễn Đình Lâm ở thôn 3/2B, xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, Hoà Bình đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Trang trại của ông còn tạo việc làm cho hàng chục lao động của địa phương với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng.

Tuesday. September 6th, 2016