Nghề Nuôi Tôm Hùm Lồng Trên Biển Vĩnh Hy Gặp Khó
Thời điểm hiện nay, ngư dân tại Vĩnh Hy (Vĩnh Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận) đang bước vào chính vụ thu hoạch tôm hùm thịt. Tuy nhiên, do giá tôm thương phẩm bị sụt giảm kéo dài từ đầu nằm đến nay nên nhiều người nuôi tôm hùm ở đây liên tục bị thua lỗ.
Giá tôm hùm được thương lái mua tại lồng hiện chỉ từ 850 ngàn đến 900 ngàn đồng/kg, giảm một nửa so với thời điểm này năm 2011. Giá tôm thương phẩm giảm trong khi giá thức ăn cho tôm nuôi lại tăng nên người nuôi tôm cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện tại thức ăn cho tôm có giá 22.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với năm 2011. Không chỉ rớt giá, người nuôi tôm còn phải đối mặt với nhiều rủi ro do tôm bị bệnh, hao hụt nhiều và tôm chậm phát triển.
Theo các hộ nuôi, nguyên nhân tôm rớt giá là do đầu ra không ổn định. Tôm thương phẩm được các thương lái tới mua sau đó chuyển đi Trung Quốc bán theo đường tiểu ngạch. Tuy nhiên hiện nay thị trường tiêu thụ khá chậm, còn thương lái Trung Quốc chỉ thu mua tôm theo hình thức cầm chừng. Hiện Vĩnh Hy là khu vực nuôi tôm hùm lồng lớn nhất của tỉnh, với trên 70 lồng nuôi, có thời điểm thả nuôi trên 15 ngàn con giống.
Related news
Chỉ tay về tuyến kênh thủy lợi dài trên 800m được nạo vét trong năm 2014, ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng ấp Mỹ Hiệp, xã Hòa Mỹ, cho biết: “Nơi đây vốn là vùng đất trũng, nhiều phèn, mấy chục năm nay việc canh tác của nông dân gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự lên xuống của con nước. Tuy nhiên, từ khi có tuyến kênh thủy lợi này, nông dân trong ấp rất chủ động trong sản xuất”.
Là một trong những nông sản chủ lực của Hậu Giang, thế nhưng thời gian qua đầu ra của trái khóm còn khá bấp bênh, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở nội địa. Vì vậy, mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, sản lượng cung cấp cho thị trường rất lớn, khó tiêu thụ, giá cả sụt giảm, khiến cho hiệu quả kinh tế không cao.
Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ khó khăn nên nhiều nhà vườn tại TP.HCM đã chuyển từ trồng mai sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Nhưng với Mã Văn Phương (khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) lại khác, anh quyết bám nghề, và được mệnh danh là “phù thủy” trồng mai ghép.
Từ sự năng động, mạnh dạn cùng quyết tâm làm giàu, vợ chồng anh Nguyễn Công Minh và chị Hà Thị Hải ở thôn Nghĩa Xuân, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình trang trại nuôi thủy sản, đem lại doanh thu mỗi năm từ vài trăm triệu đến một tỷ đồng.
Chạy xe máy dọc theo tuyến quốc lộ 80 từ Ba Hòn (Kiên Lương) đến Mũi Nai (TX Hà Tiên) tôi không khỏi giật mình xót xa khi chứng kiến vạt rừng cây đước, cây mắm ven biển bị người dân chặt phá loang lổ để làm ao nuôi tôm.