Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề nuôi cá tầm ở Lâm Đồng có nguy cơ đổ vỡ

Nghề nuôi cá tầm ở Lâm Đồng có nguy cơ đổ vỡ
Publish date: Tuesday. May 26th, 2015

Năm 2007 là thời điểm thịnh hành nhất của ngành nuôi cá nước lạnh ở Lâm Đồng. Thời điểm đó, địa phương có 22 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này với 2 loại chủ chốt là cá hồi Vân và tầm Nga. Diện tích mặt nước theo đó cũng tăng nhanh qua từng năm. 

Theo quy hoạch của tỉnh Lâm Đồng, năm 2015 diện tích cá nước lạnh của tỉnh sẽ là 75ha, với sản lượng 1.500 tấn, trong đó cá tầm là 1.000 tấn, cá hồi là 500 tấn, và đến năm 2020 sản lượng cá nước lạnh của Lâm Đồng sẽ tăng lên 3.000 tấn. Đây là một kế hoạch sát với thực tế phát triển ngành cá nước lạnh ở địa phương cũng như năng lực sản xuất của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi sản xuất, cá nước lạnh Lâm Đồng gặp vô số bất cập và bất lợi nên năm 2014, sản lượng cá ở đây chỉ đạt 550 tấn, số doanh nghiệp tham gia nuôi cá nước lạnh cũng giảm một nửa chỉ còn 11, diện tích mặt nước ở mức 30ha.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, Lâm Đồng có lợi thế hơn hẳn những địa phương khác để phát triển nuôi cá nước lạnh là nhiệt độ, môi trường thiên nhiên. Bởi thế, sản lượng cũng như diện tích nuôi của tỉnh chiếm trên 50% cả nước.

Một doanh nghiệp tại huyện Lạc Dương cho biết chỉ nuôi cá tầm vì điều kiện nguồn nước, nhiệt độ và chăm sóc ít khắt khe hơn cá hồi, nhưng hiện tại nguồn nước tại vùng Đạ Nhim, Long Lanh huyện Lạc Dương cũng không còn trong lành như những năm đầu do có thời điểm các doanh nghiệp đua nhau mở rộng diện tích một cách thiếu khoa học làm ảnh hưởng chung đến nguồn nước, dẫn đến ảnh hưởng đến tăng trọng của cá, chi phí chăm sóc, phòng bệnh.

"Trước đây nuôi 9-10 tháng là cá tầm đạt trọng lượng 2kg, nhưng nay muốn có trọng lượng này phải nuôi mất thời gian 12-15 tháng, chi phí về thực phẩm từ đó đội lên đáng kể", giám đốc doanh nghiệp trên nói.

Một bất lợi nữa là giá cá thương phẩm có xu hướng giảm qua từng năm. Hiện tại, mỗi kg cá tầm trang trại xuất ra chỉ 180.000 đồng, đây không phải là giá lý‎ tưởng so với vốn đầu tư và công sức bỏ ra. Thêm vào đó, tình trạng cá nước lạnh nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng làm cho các doanh nghiệp trong nước lao đao vì giá thấp.

"Có một thực tế là sự tăng trưởng của cá nước lạnh tại các trang trại không đồng đều mặc dù chế độ chăm sóc giống nhau. Nguyên nhân là do chất lượng con giống không đồng nhất, trong khi giá một kg cá giống lên tới 6.000 USD. Nếu gặp phải đợt giống không tốt thì coi như thua", ông Hoàng - môt người tham gia nuôi cá nước lạnh khẳng định. Thêm vào đó giá thực phẩm cho cá ở mức cao, nhiều loại phải nhập khẩu vì trong nước chưa chủ động sản xuất được, càng tạo thêm bất lợi.

Theo quy định, cá tầm, cá hồi là những động vật thuộc ngoại lai, cần phải có sự quản lý‎ rất nghiêm ngặt. Do đó, lâu nay các doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh ở Lâm Đồng mua con giống đều phải thông qua đơn vị nhập khẩu nhưng lại không nắm được xuất xứ, nguồn gốc con giống mình mua. Do đó, dù giá con giống đắt như vàng, nhưng quy trình mua bán lại như một loại hàng hóa trôi nổi mà người mua phải chấp nhận hên xui, may rủi.


Related news

Nuôi Heo Thả Rông... Trong Chuồng Nuôi Heo Thả Rông... Trong Chuồng

Heo tộc không còn được thả rông trong vườn, ngoài đường; không chỉ được nuôi một vài con để làm thịt mỗi khi tết đến, lễ hội về mà nay đã được nuôi với số lượng lớn hơn và đang góp phần cải thiện sinh kế cho người dân ở xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm.

Friday. August 1st, 2014
Khóc Ròng Cá Lóc Khóc Ròng Cá Lóc

Người nuôi cá lóc ở các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long đang lỗ nặng khi giá cá lóc thương phẩm thấp hơn giá thành sản xuất khoảng 4.000 đ/kg.

Wednesday. April 16th, 2014
Cây Chè Trên Đất Địch Quả Cây Chè Trên Đất Địch Quả

Người dân xã Địch Quả (huyện Thanh Sơn) đã có nhiều cách làm giàu, nhưng hiệu quả hơn cả vẫn là cây chè. Những người cao niên nhất trong xã cũng không biết cây chè cắm chân trên đất này từ bao giờ, còn chè trồng quy mô, thành hàng hóa lớn bắt đầu từ những năm 1980.

Friday. August 1st, 2014
Kim Sơn (Ninh Bình) Vướng Đầu Ra, Người Nuôi Ngao Gặp Khó Kim Sơn (Ninh Bình) Vướng Đầu Ra, Người Nuôi Ngao Gặp Khó

Hơn 1.100 ha bãi triều nuôi ngao của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) với sản lượng hàng năm khoảng 12 nghìn tấn đã đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 trở lại đây, thị trường tiêu thụ ngao Trung Quốc đột ngột sụt giảm, giá ngao xuống thấp khiến cho người nuôi ngao gặp nhiều khó khăn.

Monday. July 14th, 2014
Phước Sơn Phát Triển Các Mô Hình Trồng Cây Ăn Quả Phước Sơn Phát Triển Các Mô Hình Trồng Cây Ăn Quả

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Phước Sơn, nhiều hộ dân đã cải tạo đất vườn đồi để trồng các giống cây ăn quả mới dẫn nhập cho hiệu quả kinh tế cao.

Friday. August 1st, 2014