Ngẫu hứng nuôi le le

Từ nuôi chim để chơi
Nhà ông Mười Thái ở mịt mù vùng sâu, xung quanh toàn là ruộng lúa.
Riêng 3ha đất nhà ông Mười Thái thì dựng tôn, quây lưới để nuôi le le.
Có rất nhiều loại le le, từ giống bố mẹ đến loại mới nở, loại thương phẩm, đủ chuẩn xuất bán cho các khách hàng.
Khu vực nuôi le le trong vườn nhà ông Mười Thái
Ông Mười Thái có nghề nuôi le le rất tình cờ.
Cách đây 7 năm, người cháu gọi ông bằng dượng giăng lưới bắt được cặp le le trống mái.
Ông Thái thấy thích nên mua về nuôi chơi.
Từ khi le le đẻ 5 trứng trong tuần đầu tiên, rồi 65 trứng (5 lần) trong các tuần kế tiếp, ông Thái đem trứng cho gà mái ấp và nở được 60 con le le giống… Một người lạ đi qua vùng này, thấy ông Mười Thái nuôi nhiều le le nên gạ mua với giá 60.000/con loại thương phẩm.
Qua một năm, ông Mười Thái tìm hiểu biết rằng người mua phải có lời nhưng không ngờ họ lời gấp 10 lần.
Vì thế, ông Mười Thái lên TPHCM và TP Cần Thơ để tìm đầu ra.
Được một số nhà hàng đồng ý mua le le thương phẩm với số lượng lớn.
Về nhà, ông Mười Thái quyết định mở rộng quy mô nuôi le le trên ruộng lúa.
Ông đào rất nhiều mương trên diện tích 3ha lúa để le le bơi lội và kiếm mồi.
Để chim không bay được, ông Mười Thái cắt cánh (co ngoài) và làm ổ cho chim đẻ.
Đến nuôi đại trà
Đàn chim le le của ông nuôi ngày một sinh sôi.
Ông Mười Thái kể: Nuôi le le cũng dễ như nuôi gà vịt vậy.
Thức ăn của chúng chủ yếu là cá lòng tong, tép mòng và lúa.
Dù le le nuôi nhưng trong môi trường bán tự nhiên nên chất lượng thịt vẫn rất ngọt, thơm.
Các nhà hàng thường mua về làm món xôi le le ngon số zách.
Để le le thương phẩm đạt trọng lượng từ 400 - 450g/con, theo ông Mười Thái phải nuôi từ 3 tháng 20 ngày tới 4 tháng.
5 năm qua, trang trại của ông Mười Thái lúc nào cũng có trên 3.000 con le le các loại.
Bình quân le le thương phẩm, ông Mười Thái bán với giá 550.000 - 600.000/con.
Mỗi năm, bán trên 1.000 con, trừ chi phí ông Mười Thái lời được hơn 400 triệu đồng.
Đó là chưa kể cả trăm cặp le le giống bán cho người mua về nuôi với giá 1,5 triệu đồng/cặp.
Rồi còn 50 công ruộng, một năm 2 vụ lúa, ông Mười Thái thu lợi nhuận thêm 5 triệu đồng/công (250 triệu đồng/năm).
Tuy ở vùng sâu, vùng xa nhưng nhà ông Mười Thái khang trang, không thua gì ở phố thị.
Được biết, gia đình Mười Thái còn trên 20 chục công ruộng nữa; dư sức để ông thực hiện ý nguyện mở rộng mô hình nuôi le le của mình.
Không chỉ le le; ông Mười Thái cũng đang nuôi thử nghiệm một số loài chim khác như: chim trích, gà nước… và rất thành công.
Related news

Câu hỏi niên vụ mía đường năm nay đắng hay ngọt vẫn còn là ẩn số. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), cho biết: Quyết tâm của Hiệp hội cũng như đảng bộ, chính quyền các tỉnh, thành vùng ĐBSCL là làm sao không để nông dân bị thiệt đơn, thiệt kép trong sản xuất mía.

Từ cây bưởi tổ, nhiều năm nay, giống bưởi Quế Dương đã ăn sâu bén rễ ở vùng đất xã Cát Quế, huyện Hoài Đức (Hà Nội) với diện tích ngày một tăng, trở thành cây ăn quả có thế mạnh.

Theo các cơ quan chuyên môn, sau nhiều năm thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, hiện nay, diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 36.676 ha, tăng 2,97% so với cùng kỳ.

Khi mới lập gia đình, anh được bên vợ cho 2.400 m2 đất sản xuất. Lúc đầu trồng lúa nhưng do thu nhập thấp nên anh chuyển sang trồng cây màu. Nhờ “có tay” trồng màu, nên anh mạnh dạn thuê 1,5 ha đất, mỗi năm trồng 4 vụ màu, chủ yếu là dưa leo và khổ qua. Nhờ được chăm sóc tốt nên các vụ rau màu đều cho năng suất cao và bán có giá.

Trở về cuộc sống đời thường, không vốn liếng, không kinh nghiệm sản xuất nhưng nhờ tinh thần chịu khó, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, nhiều cựu chiến binh (CCB) đã phát huy bản lĩnh, phẩm chất anh Bộ đội cụ Hồ, đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng. 1 trong những điển hình ấy là CCB Ngô Văn Chính, ngụ ấp Long Thới, xã Long An (huyện Châu Thành).