Ngành Thủy Sản ASEAN Sẽ Xây Dựng Tiêu Chuẩn Chung Trong Nuôi Thủy Sản

Hơn 65 đại diện của ngành thủy sản Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tập trung thảo luận việc xây dựng tiêu chuẩn chung cho tôm nuôi và nghị định thư Dự án Phát triển thủy sản bền vững (FIP) vào cuối tháng 12/2013 tại Băng Cốc, Thái Lan.
Đại diện là các nhà sản xuất tôm, ngư dân, nhà chế biến, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan chứng nhận và viện nghiên cứu từ Inđônêxia, Philipin, Thái Lan, Việt Nam... đã tham dự các cuộc họp song phương do Dự án Tối đa hóa Lợi nhuận trong Nông nghiệp bằng Tri thức, Phát triển DN và Thương mại (MARKET USASEAN) của USAID tài trợ.
Hiện nay, người tiêu dùng trên thế giới ngày càng có xu hướng sử dụng các sản phẩm thủy sản đạt đủ các tiêu chuẩn và chương trình chứng nhận tự nguyện của các tổchức phi chính phủ như ASC, GAA hay MSC. Trong khi đó, vẫn có khoảng cách đáng kể giữa những thực tế mà các nhà sản xuất thủy sản ASEAN phải đối mặt và các mục tiêu phát triển bền vững của các tổ chức NGO và khách hàng tại thị trường xuất khẩu.
Để thu hẹp khoảng cách này, tại cuộc hội thảo về nhóm đặc trách công – tư ASEAN về khai thác và NTTS bền vững, các thành viên của ngành thủy sản ASEAN đã nhất trí cần xác định và quản lý các tiêu chuẩn nuôi tôm trong khu vực và nghị định thư FIP .
Ông Corey Peet, chuyên gia nuôi và khai thác thủy sản bền vững của dự án đã nêu bật cơ hội, cách tiếp cận nhằm xây dựng các tiêu chuẩn chung và các nghị định thư chung, phản ánh hiện thực sản xuất trong khu vực và giải quyết các yêu cầu về môi trường và xã hội.
Tại cuộc họp tháng 12/2013, cộng đồng doanh nghiệp thủy sản các nước thành viên ASEAN đã đồng ý tiến tới việc xây dựng các tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN và nghị định thư FIP thông qua quy trình đa phương, tổng hợp và minh bạch dựa trên Quy tắc Thực hành tốt các tiêu chuẩn bền vững của Liên minh của ISEAL (http://www.isealalliance.org) và tiêu chí đánh giá tính bền vững của Monterey Bay Aquarium (http://www.seafoodwatch.org).
Dự án MARKET USASEAN cam kết là cơ quan trung lập và hỗ trợ ngành thủy sản thành lập các nhóm công tác trong khu vực nhằm phát triển các tiêu chuẩn nuôi tôm và nghị định thư FIP ASEAN đến tháng 3/2015.
Trong giai đoạn tiếp theo, các cuộc họp công khai sẽ được tổ chức ở nhiều nước ASEAN từ tháng 2-5/2014. Thời gian và địa điểm dự kiến của các cuộc họp công khai đầu tiên như sau:
• Ngày 19-21/2/2014, Nghị định thư ASEAN FIP và tiêu chuẩn tôm, thành phố General Santos, Philipin.
• Ngày 24- 25/ 2/2014, Nghị định thư FIP ASEAN , Nha Trang, Việt Nam,
• Ngày 27- 28/ 2/2014: Tiêu chuẩn tôm ASEAN, Cần Thơ, Việt Nam
• Ngày 11-12/4/ 2014: Hội nghị tiêu chuẩn tôm ASEAN, Surabaya, Inđônêxia
Các cuộc họp công khai bổ sung dự kiến tổ chức tại Inđônêxia và Thái Lan, và các nước ASEAN có tiềm năng khác trong tháng tới, khuyến khích các bên liên quan tham dự. Để biết thêm thông tin về các cuộc họp công khai xin vui lòng liên hệ:
Bà Zhen Yi Ng, Chuyên gia Chương trình của Dự án Market: z-ng@nathaninc.org
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng – Phó chủ tịch VASEP: dungnh@vasep.com.vn
Khi hoàn thành các cuộc họp công khai, các nhóm công tác trong khu vực sẽ xây dựng một dự thảo mới về tiêu chuẩn chung.
Nghị định thư sẽ được phát hành để lấy ý kiến công 60 ngày.
Related news

Đây là lời cảnh báo của ông Trần Vũ Thanh - kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang. Ông Thanh cho biết, theo dõi diễn biến sâu bệnh trên trà lúa vụ Đông - Xuân của nông dân huyện Ba Tri (Bến Tre), thấy mật độ bướm nở ngày càng nhiều, nở rộ, gói lứa sâu liên tục.

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.

Đặc thù khí hậu của tỉnh ta có lượng mưa thấp trong năm (mưa tập trung vào các tháng 8, 9,10) và nắng nóng kéo dài trong ngày (có thể từ 10 giờ sáng đến 3- 4 giờ chiều), nên lượng cỏ xanh trong tự nhiên khan hiếm. Với tập quán chăn thả tự nhiên, bãi chăn chỉ dựa vào nước trời là chính thì nguy cơ thiếu thức ăn cho đàn gia súc có sừng (bò, dê, cừu) là rất cao.

Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp Australia (DAFF) đang xem xét việc chấp nhận nhập khẩu quả vài tươi từ Việt Nam và Đài Loan vào nước này.

Đầu năm 2012, trong một lần mua con dông từ Phú Quý chở vào Phan Thiết bán cho các quán ăn kiếm lời, trong khi chờ tàu về lại Phú Quý, anh Trương Văn Tảo (sinh năm 1983, tại thôn Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý) tranh thủ ghé huyện Hàm Thuận Nam thăm người thân, tình cờ phát hiện nhà bên nuôi con dúi sinh sản. Anh Tảo sang chơi tìm hiểu và quyết định mua dúi con về đảo nuôi. Sau khi thả nuôi 6 con, dúi con sinh trưởng và phát triển rất tốt, không mắc bệnh, chỉ trong 6 tháng mỗi con đạt trọng lượng 1,5 kg và bắt đầu sinh sản.