Ngân Hàng Hỗ Trợ Nông Dân

Được tiếp sức nguồn vốn vay ưu đãi từ Agribank Hòa Vang (Đà Nẵng), nhiều nông dân đã đầu tư đúng hướng, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình.
Nuôi heo bằng công nghệ tiên tiến
Giữa tháng 9, chúng tôi đến trang trại nuôi heo của anh Nguyễn Duy Tuấn (33 tuổi, trú thôn 5, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang). Đây có lẽ là một trang trại thuộc hàng “độc” của xã Hòa Khương, bởi rộng chừng 220m2 nhưng tổng mức đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng (chưa tính heo giống). Tất cả đều làm bằng hệ thống làm lạnh công nghiệp hiện đại. Sau khi hoàn thiện phần xây dựng, anh thử nghiệm 20 con heo nái được nhập từ Mỹ.
Đam mê nghề nuôi heo hơn 7 năm trước nhưng cứ theo kiểu nuôi truyền thống không đem lại hiệu quả cao, anh tìm hiểu công nghệ nuôi heo ở các nước tiên tiến, đặc biệt trong đó có giống heo được nhập từ Mỹ rất có chất lượng, tăng trưởng nhanh. Vì vậy, năm 2012, Nguyễn Duy Tuấn mạnh dạn đầu tư hệ thống chuồng trại. Anh vay Agribank Hòa Vang gần 1,1 tỷ đồng, hơn 400 triệu đồng từ các ngân hàng khác cộng vốn gia đình khoảng 500 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, quy mô 40 heo nái.
Đầu năm 2014, anh Tuấn nhập thí điểm 20 con heo nái của Mỹ, mỗi con nặng trên 40kg; sau 8 tháng nuôi, trọng lượng heo tăng lên 200kg/con, anh cho phối giống và đẻ lứa đầu tiên. “Heo con sau khi sinh ra được 21 ngày thì cai sữa và tiếp tục phối giống cho heo mẹ. Sau thời gian chăm sóc, hiện có 30/150 con heo thuộc lứa đầu chuẩn bị xuất chuồng, mỗi con nặng khoảng 100kg; giá thị trường bán khoảng 55.000 đồng/kg thịt hơi”, anh Tuấn vui mừng cho biết.
Ngoài 30 con heo sắp xuất chuồng, còn 120 con đang trong giai đoạn lớn. Mỗi ngày heo tăng 1kg. Dự định đầu năm 2015, anh Tuấn sẽ nhập thêm 20 con heo nái. “Tôi dự định tiếp tục đầu tư thêm một trang trại có quy mô lớn gấp đôi hiện tại”, anh Tuấn tiết lộ.
Hàng nghìn người được vay ưu đãi
Phó Giám đốc Agribank Hòa Vang Hùng Cường cho biết, thực hiện chỉ đạo của các cấp, nhất là Agribank Chi nhánh Đà Nẵng, thời gian qua đơn vị chú trọng cho vay để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó chủ yếu đầu tư trang trại chăn nuôi, cải tạo vườn tạp, trồng rừng phủ xanh đồi trọc…
Tính đến cuối tháng 8-2014, có 2.598 khách hàng vay vốn, số dư nợ cho vay đạt 291 tỷ đồng. “Nhiều nông dân đã mạnh dạn vay vốn đầu tư trang trại, biết vận dụng kiến thức khoa học vào sản xuất, kết hợp với hướng dẫn của cán bộ tín dụng, các hội đoàn thể nên đem lại hiệu quả cao, nhiều người đã vươn lên làm giàu chính đáng”, ông Hùng Cường chia sẻ.
Ngoài trang trại nuôi heo quy mô, hiện đại của anh Nguyễn Duy Tuấn, anh Huỳnh Ngọc Nhẫn (xã Hòa Phú) cũng đã vay 600 triệu đồng; anh Mai Ngọc (xã Hòa Phú) vay gần 300 triệu đồng lập trang trại nuôi gà; anh Chu Văn Phong (xã Hòa Khương) vay 150 triệu đầu tư nuôi dê… Tại thôn Trường Định (xã Hòa Liên), nhiều hộ gia đình cũng mạnh dạn vay số tiền lớn để đầu tư nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Related news

Tại hội thảo, một số nhà khoa học đánh giá cao dự án phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên song cho rằng cần phải hết sức “bình tĩnh” khi phát triển loại cây này. Theo giáo sư Hoàng Hòe, người đầu tiên đề xuất trồng cây mắc ca, thế giới đã phát triển cây mắc ca trong 50 năm qua với 10 nước tham gia nhưng đến nay, diện tích chỉ đạt khoảng 80.000 ha.

Những ngày cuối năm, nông dân làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An, Quảng Nam) tất bật chăm bón rau màu chuẩn bị thu hoạch cung ứng cho thị trường vào dịp tết. Trung bình mỗi ngày làng rau này xuất bán 2 tấn rau các loại cho các chợ và siêu thị lớn tại miền Trung.

Bộ NNPTNT và ngành chức năng đã chính thức cho phép đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2015. Đây là cơ hội mới cho ngành nông nghiệp, nông dân tăng sản lượng, hạn chế sâu bệnh trên các cây trồng, đặc biệt là ngô. Từ số báo này, trên số ra thứ 5 hàng tuần, Báo NTNN mở chuyên mục “Nông dân với cây trồng biến đối gen” nhằm cung cấp mọi khía cạnh về loại cây này đến với bạn đọc, bà con nông dân.

“Đa phần nông dân vùng ven Tuy Hòa này đều trông vào mấy chậu hoa để kiếm chút tết. Đất đai ngày càng hiếm. Nhu cầu cất nhà nhiều quá, đẩy giá đất lên, nhiều bà con cứ cắt đất sản xuất để bán ăn dần. Thành ra nông dân “tay không”, phải đi thuê đất trồng hoa, làm chỉ có huề vốn. Vì vậy, thấy đất bằng mà bỏ không nhiều năm, bà con đánh liều rủ nhau… làm đại!” - bà Thái Thị An ở khu phố Ninh Tịnh 5, phường 9, cho hay.

Lão nông Nguyễn Văn Hưng ở ấp Mỹ Hòa cho biết: “Vụ đông xuân năm trước, tôi làm 7.000m2 lúa OM 5451, bán với giá 5.700 đồng/kg. Năm nay chỉ còn 4.700 đồng/kg; mỗi 1 công lúa (1.000m2) thất thu khoảng 1 triệu đồng. Trừ tất cả các chi phí thì lời không nhiều”.