Trồng Thảo Quả

Hơn 20 năm trước, chúng tôi lên giúp cho huyện Phong Thổ, Lai Châu. Lúc đó, đường sá còn tồi lắm. Sản xuất của bà con trên vùng cao này còn rất khó khăn. Thế nhưng, những nhà có nguồn thu từ thảo quả đều trở thành những gia đình khá giả.
Vì vậy, dân rất quan tâm tới việc trồng và thu hái thảo quả.
Thảo quả là một cây thuộc họ gừng, trông nó cũng na ná như cây gừng nhưng lớn hơn nhiều. Thảo quả có thể cao tới 2-3m, đường kính thân có thể tới 4cm. Quả của nó mọc ra ở gốc thành từng chùm màu đỏ mận chín. Người ta chủ yếu thu hạt của thảo quả. Mỗi quả có trên 20 hạt. Hạt có mùi thơm đặc trưng nhờ nó chứa tới 1,5% tinh dầu có vị nóng, cay dễ chịu. Thảo quả được coi như một loại gia vị quý được dùng khi nấu với thịt, cá. Ngoài ra, nó còn được cho vào bánh kẹo hoặc kẹo chè lam; được coi như một dược liệu dùng để chữa đau bụng, đầy hơi, đau tức ngực, sưng nách, sốt rét, ỉa chảy... Người bị hôi miệng có thể giã giập thảo quả và ngậm một lát là hết hôi.
Thảo quả bán rất chạy vì nó cũng hiếm. Cả thị trường trong nước và xuất khẩu đều cần thảo quả. Giá thảo quả có lúc lên rất cao. Mỗi héc-ta thảo quả cũng có thể cho 2.000-2.500kg quả tươi.
Thảo quả được đưa vào trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 18. Nó thích hợp với vùng núi cao từ 1.000-2.000m so với mặt biển ở phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang. Nó là loài cây ưa bóng và ưa ẩm nên phát triển tốt dưới tán những cánh rừng lá rộng như rừng dẻ, rừng sồi, rừng pơ-mu hay các loại rừng hỗn giao khác. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 15-20oC và lượng mưa 2.000mm/năm là thích hợp. Nó chịu nóng kém nhưng chịu lạnh giỏi. Thảo quả yêu cầu đất giàu dinh dưỡng thì mới lên tốt.
Thảo quả được nhân giống bằng thân ngầm hoặc bằng hạt. Người ta chọn những khóm cây đã được 1-2 tuổi và đã từng ra hoa để đào lấy thân ngầm dài từ 7-10cm và có đường kính từ 3-5cm. Mỗi thân phải có từ 2-3 mắt còn tươi. Bỏ bớt phần thân khí sinh, ta chỉ cần đoạn dài từ 35-45cm. Ta đặt nó nghiêng một góc 750 vào hố trồng. Sau đó lấp đầy và lấy chân giậm chặt xung quanh. Ta vun đất cao hơn miệng hố 5cm để tránh bị úng nước.
Đa số cây giống thảo quả được nhân từ hạt. Ta xử lý hạt bằng nước ấm (3 sôi 2 lạnh) và ngâm 8 tiếng. Sau đó vớt ra, ủ trong cát ẩm cho tới nứt nanh mới đem gieo. Cây giống phải từ 12-18 tháng tuổi mới đưa đi trồng được.
Chọn nơi rừng có đất tốt, giàu mùn, có độ che tán 0,4-0,7 và đủ ẩm để trồng thảo quả. Phải đào hố và phát quang thực bì trước 1 tháng. Ta trồng thảo quả với mật độ 1.650-2.900 cây/ha. Thảo quả là cây lưu niên nên không phải trồng lại hàng năm. Ta cần bón thêm phân sau mỗi lần thu quả, đặc biệt là phân lân và kali...
Related news

Trước tình trạng dịch bệnh trên tôm xảy ra phổ biến, nhiều bà con huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) chuyển sang nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến (bao gồm cả luân canh lúa - tôm), với mong muốn mang lại hiệu quả kinh tế cao và giảm thiệt hại khi có dịch bệnh xảy ra.

Tuy nhiên, lợi nhuận từ nuôi cá tra tiếp tục không ổn định, bên cạnh lượng cá đến kỳ thu hoạch không nhiều. Toàn tỉnh hiện có 429,5ha mặt nước sử dụng nuôi cá tra thâm canh, trong đó diện tích đang thả nuôi là 273,5ha, diện tích treo ao vẫn còn khá cao trên 34ha, chuyển sang nuôi các đối tượng khác hơn 10ha.

Ông Nguyễn Đức Mậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) cho biết: Tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng năm 2014 trên địa bàn huyện đạt được là 19.819 tấn, đạt 113% so với kế hoạch. Giá trị kinh tế mang lại tương đương 2.770 tỷ đồng. Đây là năm huyện Cầu Ngang có sản lượng tôm thương phẩm đạt cao nhất từ trước đến nay.

UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt cho UBND thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa) vay vốn từ Quỹ Giải quyết việc làm tỉnh Phú Yên năm 2014 để thực hiện dự án Chế biến cá cơm trụng.

Cả một vùng giồng cát ven biển do sóng biển xa xưa tạo nên lúc cái đồng bằng này hình thành, đã bị đào bới tung lên, ao nọ sát ao kia, ao nào cũng có lưới bao quanh. Nằm ngoài vùng quy hoạch, không được phép nuôi, chính quyền địa phương cảnh báo thế nào, ngăn cản thế nào, ao tôm vẫn ào ào xuất hiện.