Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Ngâm Ủ Hạt Giống

Ngâm Ủ Hạt Giống
Publish date: Monday. October 28th, 2013

Thực hiện tốt các khâu kỹ thuật ngâm ủ hạt giống sẽ có tỷ lệ nảy mầm cao, loại bỏ được một số loại bệnh hại và kí sinh trên hạtPhơi lại hạt giống: Hạt giống cần phơi lại 6- 8 giờ trong nắng nhẹ (không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng). Phơi lại có tác dụng làm cho hạt hút nước nhanh, xúc tiến hoạt động của hệ thống men, tăng khả năng nảy mầm.


Chọn hạt tốt, loại bỏ hạt lép lửng bằng nhiều cách: Bằng quạt gió, sàng sảy hoặc trong quá trình ngâm nước cần vớt hết những hạt nổi và giữ lại hạt chìm (hạt tốt).Xử lí hạt giống: Có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:


+ Xử lí bằng nước nóng 540c ( pha tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh): Ngâm hạt vào nước lạnh 24 giờ, sau đó đưa vào nước nóng 45- 470c trong 5 phút và cuối cùng là nước nóng 54- 550c trong 10 phút. Phương pháp này đơn giản nhất, có tác dụng trừ nấm bệnh và tuyến trùng trên hạt, tạo cho hạt hút nước nhanh+ Xử lí bằng nước vôi: Hòa tan 1kg vôi sống vào 100 lít nước, ngâm 1-2 ngày ở vụ mùa, 3-4 ngày ở vụ xuân, đãi sạch rồi ủ thúc mầm.
+ Xử lí bằng hoá chất Formalin: Dung dịch 2% phun vào hạt giống ( 5 lít dung dịch cho 50 kg hạt giống), ủ kín 3 giờ, đãi sạch rồi thúc mầm.

Đối với hạt giống mới thu hoạch muốn gieo ngay cần áp dụng phương pháp xử lý phá ngủ để tăng độ nảy mầm. Dùng a xít nitric 0,2% (lượng dùng 100 ml dung dịch cho 1,2- 1,4 tạ hạt giống) để xử lý phá ngủ hoặc dùng supe lân để thay thế.


Ngâm hạt: Để hạt nảy mầm cần phải ngâm hạt hút đủ độ ẩm cần thiết. Thời gian ngâm tùy thuộc nhiệt độ, 1-2 ngày ở vụ mùa, 2-3 ngày ở vụ đông xuân. Trong quá trình ngâm, hạt hô hấp yếm khí, thiếu ô xy làm nước chua, cần phải thay nước mỗi ngày một lần.Ủ thúc mầm: Sau khi hạt đã hút đủ nước, đem ủ, để hạt nảy mầm. Trong quá trình ủ, nên định kỳ vảy nước và trộn đảo hạt để hạt nẩy mầm đều.


Khi hạt đã nhú mầm, nên xen kẽ “ngày ngâm đêm ủ” để phát triển cân đối mầm và rễ. Vụ mùa, hè thu chỉ cần ủ nứt nanh, vụ đông xuân cần có mầm dài hơn.


Related news

Nhận biết và xử lý lúa ngộ độc phèn Nhận biết và xử lý lúa ngộ độc phèn

Trong canh tác lúa phải phát hiện sớm triệu chứng lúa bị ngộ độc nhất là ngộ độc phèn để có biện pháp hóa giải, hạn chế tác hại của nó.

Tuesday. August 3rd, 2021
Tác hại và biện pháp phòng trị rầy nâu hại lúa Tác hại và biện pháp phòng trị rầy nâu hại lúa

Rầy nâu gây hại lúa bằng cách chích hút nhựa lúa, truyền bệnh virus… Rầy có thể gây hại từ giai đoạn sạ đến khi sắp thu hoạch.

Saturday. August 7th, 2021
Độc đáo giống lúa lóng vươn dài 3 - 5m Độc đáo giống lúa lóng vươn dài 3 - 5m

Nước đến đâu, cây lúa vươn lóng đến đó từ 3 - 5m, vượt trên mặt lũ để sinh trưởng, với thời gian tầm 6 tháng nên được gọi đó là lúa mùa nổi.

Tuesday. August 17th, 2021
TBR97 chinh phục miền nắng cháy TBR97 chinh phục miền nắng cháy

Giống lúa TBR97 cho thấy khả năng chịu hạn tốt, nhất là vùng gió Lào khắc nghiệt như Quảng Trị.

Tuesday. August 17th, 2021
Lúa TBR97 chống chịu tốt trước thời tiết khắc nghiệt Lúa TBR97 chống chịu tốt trước thời tiết khắc nghiệt

Thời tiết nắng nóng kéo dài, nước tưới nhiều thời điểm không đảm bảo nhưng giống lúa TBR97 vẫn thể hiện được khả năng chống chịu tốt, sinh trưởng khỏe

Monday. August 23rd, 2021