Nga Nhập Khẩu Thủy Sản Của 7 Doanh Nghiệp Việt Nam

Trong số này có 5 doanh nghiệp chế biến cá tra, basa đông lạnh và 2 doanh nghiệp chế biến tôm đông lạnh.
Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiquad - Bộ NN&PTNT) cho biết, Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) mới có thông báo dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản vào thị trường Liên bang Nga và Liên minh Hải quan (bao gồm Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan) đối với 7 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam.
Theo đó, 7 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường Liên bang Nga và Liên minh Hải quan sẽ bao gồm 5 doanh nghiệp chế biến sản phẩm cá tra, basa đông lạnh và 2 doanh nghiệp chế biến sản phẩm tôm đông lạnh.
7 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Hùng Vương - Vĩnh Long, Công ty CP Hùng Vương, Công ty TNHH Hùng Cá, Công ty CP Hải sản Minh Phú, Nhà máy chế biến thủy sản Ba Lai, Công ty CP Chế biến thủy sản Hiệp Thanh, Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Quý.
Tuy nhiên, Nafiquad yêu cầu các doanh nghiệp nói trên thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm của Việt Nam, Liên bang Nga và Liên minh Hải quan trong chế biến và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản vào các thị trường này.
Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sản phẩm được phép xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu được VPSS công nhận.
Related news

Ba xã miền núi, vùng cao: Đông Giang, Đông Tiến, La Dạ huyện Hàm Thuận Bắc có 721 ha bắp lai bị khô héo, thiệt hại trên 1,2 tỷ đồng. Trong khi đó, ở các xã Hòa Thắng, Phan Lâm, Phan Sơn huyện Bắc Bình 687 ha đậu phụng, bắp lai, cây lâm nghiệp của hơn 400 hộ xuống giống 2 tháng gặp phải khô hạn, héo úa, không lên nổi; thiệt hại gần 1,3 tỷ đồng.

Chiều! Mực nước sông Hậu vừa rún ròng, cũng là lúc “ngư phủ” dong xuồng bủa lưới bắt cá. Đang ở cuối mùa đánh bắt cá bông lau nên bà con chuyển sang giăng lưới cá thu. Cứ thế, cuộc sống mưu sinh trên sông nước xoay vòng theo năm tháng.

Theo tìm hiểu của PV, trên thị trường đang có 3 loại giống cây mắc ca ghép không đảm bảo chất lượng.

Để phát triển vùng nguyên liệu mắc ca với diện tích 22.000 ha trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ cần khoảng 3,9 triệu cây giống, với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 234 tỷ đồng.

Đà Lạt (Lâm Đồng) hiện là một trong số ít địa phương được đánh giá đi đầu cả nước về mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC).