Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nền nông nghiệp trong thế nút cổ chai

Nền nông nghiệp trong thế nút cổ chai
Publish date: Monday. November 9th, 2015

Trong nhiều ý kiến tại Diễn đàn chính sách nông nghiệp thường niên 2015 diễn ra ngày 4/11, nhận định thẳng thắn của ông Kakioka Naoki - Phó trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) về sự cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam nhận được sự đồng tình của nhiều diễn giả.

Từ thực tế hỗ trợ chương trình liên quan đến nông nghiệp tại một số địa phương thời gian qua, lãnh đạo JICA cho rằng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam gặp nhiều rào cản để có thể cạnh tranh với nhiều quốc gia trong bối cảnh hội nhập.

Ông dẫn chứng, Lâm Đồng dù là tỉnh có lợi thế thổ nhưỡng, khí hậu lẫn thị trường với nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp kiểu mẫu, song nếu so sánh với khu vực tương đồng là cao nguyên Cameron (Malaysia) thì giá trị thu được trên diện tích vẫn còn khá khiêm tốn.

"Địa phương có hơn 340.000 ha các sản phẩm nông nghiệp, sản lượng trung bình đạt 100 triệu mỗi ha, trong khi cao nguyên Cameron chỉ có 13.000 ha nhưng giá trị thu được cao gấp 9 lần tương đương 941 triệu đồng mỗi ha.

Điều đó cho thấy nông nghiệp Việt Nam có giá trị sản xuất thấp hơn so với nhiều nước.

Đây chính là nguyên nhân hạn chế khả năng cạnh tranh", ông nói.

Cũng theo vị này, việc tham gia hỗ trợ của các ngân hàng thương mại vào nền nông nghiệp ở mức thấp, rất khó để Việt Nam phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao.

Đơn cử như việc thế chấp tài sản khi vay vốn.

Đất đai là tài sản có giá trị nhất của nông dân, song khi định giá hầu hết các ngân hàng đều cho mức giá quá thấp, trong khi các tài sản khác thì không được chấp nhận là tài sản thế chấp.

Theo nhiều chuyên gia, nếu không tái cấu trúc lại nền nông nghiệp, người nông dân sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi Việt Nam mở rộng hội nhập.

Trong khi đó, hiện có những khoản đầu tư của ngành hoàn toàn không hiệu qủa như: mua trang thiết bị giá rẻ mà không bền, chi phí nhân công, thuốc sâu, phân bón khá cao.

"Tất cả điều này dẫn đến sản lượng sản xuất không hiệu quả.

Đây là những nút thắt cổ chai của Việt Nam để phát triển một thị trường bình ổn trong chuỗi giá trị thực phẩm", đại diện JICA cho hay.

Đồng tình quan điểm, PGS.TS Vũ Trọng Khải - thành viên Liên minh Nông nghiệp cho rằng nền nông nghiệp không chỉ lạc hậu về mọi mặt mà quan ngại hơn là nhiều mặt hàng nông sản không an toàn gần như đang được thừa nhận trên thị trường.

Ngay cả những nông sản chủ lực có khối lượng giá trị cao hiện nay cũng chỉ là kết quả quá trình tự phát.

Sản lượng lúa sản xuất ra tại đồng băng sông Cửu Long được xuất cảng tỷ lệ nghịch với thu nhập của nông dân và tỷ lệ thuận với ô nhiễm môi trường. "Hiện người dân Philippines mua gạo Việt Nam với giá rẻ chỉ bằng 2/3 giá gạo tiêu thụ trong nước.

Vô tình chúng ta trước hết là người nông dân đang bất đắc dĩ làm nghĩa vụ quốc tế về an toàn lương thực.

Đó là kết quả của sự phát triển thiếu chiến lược sản phẩm quốc gia theo vùng nông nghiệp sinh thái", vị Phó giáo sư bày tỏ.

Quan tâm đến vấn đề thị trường, Trưởng nhóm chương trình Liên minh Oxfam - Phạm Quang Tú thì cho rằng cấu trúc thị trường nông nghiệp không hợp lý, nên có sự không bằng giữa tác nhân tham gia lĩnh vực nông nghiệp với người nông dân.

Trong khi, việc điều phối thị trường nằm trong tay một số ít doanh nghiệp, thì nông dân phải mua mua các vật tư, nguyên liệu giá cao, đối mặt với cạnh tranh, ép giá của tiểu thương. "Điều này đồng nghĩa thu nhập và lợi nhuận của họ theo hướng suy giảm.

Bất cập trong ấu trúc khiến những người sản xuất nhỏ được hưởng ít thành quả mà chính họ làm ra", ông Tú nói.

Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chủ động hội nhập, ký kết nhiều hiệp định thương mại, mới nhất là hoàn tất đàm phán TPP, lãnh đạo Oxfam nhận định sẽ có luồng gió mới tác động đến các sản phẩm nông nghiệp trong đó hưởng thuế suất thấp, song bên cạnh đó sẽ không ít thách thức.

Theo ông, cần thiết có sự liên kết nông dân, vùng sản xuất cũng như chiến lược dài hơi.

Ngành phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đón nhận cơ hội và đối mặt với thách thức cạnh tranh từ các nước thành viên trong Hiệp định.

Ngoài xây dựng chiến lược sản phẩm nông nghiệp quốc gia tại mỗi vùng sinh thái, về hướng phát triển lâu dài, ông Khải cho rằng cần hình thành và phát triển hệ thống các doanh nghiệp cung ứng đầu vào, chế biến tiêu thụ nông sản.

Theo đó, mỗi mặt hàng chủ lực đều phải được kinh doanh theo chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn do một vài doanh nghiệp làm "nhạc trưởng", biến các trang trại thành khâu trọng yếu trong chuỗi giá trị.

Theo một số ý kiến của chuyên gia, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cao nhất nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư gắn với vùng chuyên canh.

Trong đó, nhất thiết phải có hợp đồng liên kết với nông dân về chính sách vốn, đất đai, hạ tầng...


Related news

Khảo sát nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và Khảo sát nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và

Ngày 9-11, Sở NN-PTNT đã chủ trì phối hợp với các Sở TN-MT, GT-VT, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, UBND TP. Vũng Tàu, UBND TP. Bà Rịa… tổ chức điều tra, khảo sát, bố trí sắp xếp khu nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu).

Thursday. November 12th, 2015
Báo động tình hình thủy sản nhiễm kháng sinh Báo động tình hình thủy sản nhiễm kháng sinh

Theo số liệu về các lô hàng vi phạm bị phát hiện qua kiểm tra chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu tăng cao được công bố tại hội nghị kiểm soát ATTP thủy sản xuất khẩu do Bộ NN & PTNT tổ chức mới đây tại thành phố Hồ Chí Minh là rất đáng báo động.

Thursday. November 12th, 2015
Cấm xuất chuồng 500 con heo có dư lượng chất tạo nạc Cấm xuất chuồng 500 con heo có dư lượng chất tạo nạc

Ngày 9.11, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh tổ chức kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm lại trên 500 con heo tại trại chăn nuôi của ông Trịnh Văn Tâm, ở ấp 5, xã Trà Vong, huyện Tân Biên.

Thursday. November 12th, 2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi gà, nuôi cá Hiệu quả từ mô hình nuôi gà, nuôi cá

Là một huyện thuần nông, ngoài phát triển nghề rừng, trồng cây lương thực, những năm gần đây huyện An Lão (Bình Định) còn chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá nước ngọt… tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập kinh tế hộ.

Thursday. November 12th, 2015
Nghề nuôi ong lấy mật ở Cầu Kè Nghề nuôi ong lấy mật ở Cầu Kè

Trước đây, nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) phát triển rất mạnh, hàng năm cứ vào tháng 3 đến tháng 5, các hộ chuyên nuôi ong từ các tỉnh miền Đông hoặc tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long… sang tìm “đặt chỗ” với các nhà vườn trong huyện để nuôi ong lấy mật.

Thursday. November 12th, 2015