Năng Suất Lúa Trung Bình Đạt 61,66 Tạ/ha
Vụ đông xuân 2013 - 2014, huyện Mường Ảng gieo cấy 906,2ha lúa chiêm xuân, trong đó, 271,86ha xuân sớm và 634,34ha xuân muộn. Cơ cấu giống gồm: lúa lai 181,24ha chiếm 20% diện tích, chủ yếu giống Nhị ưu 838, tạp giao; lúa thuần diện tích 724,96ha, chiếm 80% diện tích, chủ yếu giống IR64 (400ha); nếp IR352, nếp 97, bắc thơm, tẻ thơm (324,96ha).
Nhìn chung vụ này thời tiết diễn biến phức tạp không theo qui luật, không thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng: đầu mùa rét đậm rét hại kéo dài, giữa vụ nắng hạn, tạo điều kiện cho các đối tượng dịch hại phát triển và gây hại. Song các xã, thị trấn đã làm tốt công tác chỉ đạo sản xuất, cơ cấu giống và mùa vụ, xử lý tốt dịch bệnh, năng suất cây trồng cơ bản đạt kế hoạch, sản lượng lúa đạt 100,07% kế hoạch. Tuy nhiên vẫn còn xã Ngối Cáy gieo cấy không tuân thủ theo lịch thời vụ, gieo sớm hơn đại trà dẫn đến phải gieo cấy lại 20,6ha.
Vừa qua, đại diện Sở NN & PTNT, Phòng NN & PTNT huyện, các cơ quan chuyên môn trên địa bàn cùng chính quyền cơ sở thăm đồng định sản, năng suất lúa bình quân đạt năng suất trung bình đạt 61,66 tạ/ha.
Related news
Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, năm 2013, cả nước có gần 320 triệu con gia cầm, trong đó vùng có đàn gia cầm lớn nhất là ĐBSH với hơn 85 triệu con; tiếp đến là ĐBSCL 58,7 triệu con. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm hiện nay chủ yếu theo quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, thiếu liên kết và định hướng thị trường.
Mắc ca là loại cây công nghiệp mới bắt đầu phát triển vào giữa thế kỷ 20 tại Úc, Mỹ, sau đó mở rộng ra một số nước khác như Nam Phi, Guatemala, Nigeria, diện tích trồng trọt đến nay trên toàn thế giới mới đạt 80.000 ha (2014).
Cũng từ đây các cán bộ di truyền giống đã lai tạo chọn lọc thành công một giống lúa cao sản ngắn ngày, trồng được ba vụ trong năm trong tất cả các vùng sinh thái đồng bằng: hạt rất dài (> 7,5 mm), chất lượng cơm không thua kém các giống lúa mùa địa phương quang cảm ở thượng nguồn Mekong (Thái Lan, Campuchia).
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường ao nuôi cũng thường xuyên hơn trong suốt vụ nuôi. Tuy nhiên, người ta chưa quan tâm các ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người sử dụng và có những biện pháp phòng trừ.
Hơn 150 con bò sữa nhập ngoại cùng hơn 2 tỉ đồng kinh phí hỗ trợ phát triển đã được đổ về thí điểm ở 4 huyện gồm Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng và Thanh Liêm. Đến năm 2006, đàn bò sữa ở Hà Nam đã có lúc tăng lên gần 400 con.