Nâng Cao Lợi Ích, Trách Nhiệm Của Nông Dân Và Doanh Nghiệp

Trong khi ở nhiều huyện khác, việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn thì ở huyện Tân Yên, hằng năm thường xuyên có 50 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Để thu hút doanh nghiệp, huyện chủ trương cải cách hành chính, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp đến đầu tư về mặt bằng, thủ tục, đất đai, vốn… Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa để hình thành vùng nguyên liệu phục vụ thu mua, chế biến nông sản thuận lợi.
Lãnh đạo huyện tổ chức gặp mặt doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để tìm hiểu, lắng nghe, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng, khó khăn của doanh nghiệp để đồng hành tìm cách tháo gỡ, hỗ trợ bằng các biện pháp phù hợp. Bên cạnh đó huyện còn dành một nguồn quỹ nhất định để thưởng cho doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản cho người dân đạt hiệu quả cao.
Chuyển biến rõ nét nhất khi có doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là sản xuất được nâng tầm về quy mô và chuyển biến về chất. Hiện 2,1 trong tổng đàn 2,4 triệu con gà trong toàn huyện hiện được nuôi trong trang trại bảo đảm an toàn dịch bệnh, ổn định về đầu ra và lợi nhuận.
Huyện đang triển khai xây dựng thương hiệu lợn sạch Tân Yên trong năm 2015. Năm 2014, giá trị sản xuất bình quân đạt 93 triệu đồng/ha đất nông nghiệp, tăng 31 triệu đồng/ha so với năm 2010. Toàn huyện có 108 vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung được hình thành và cho hiệu quả khá ở hầu khắp các xã.
Cũng nhờ có cơ chế thu hút mà Tân Yên là huyện đầu tiên trong tỉnh có doanh nghiệp vào thuê đất, xây dựng thành công vùng sản xuất hạt lai F1 phục vụ nhu cầu sản xuất giống lúa trong và ngoài nước. Vải sớm Phúc Hòa, lạc giống Tân Yên, lợn siêu nạc, rau chế biến là những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu của huyện được nhiều nơi biết tới; hơn 200 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Ông Dương Ngô Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tân Yên cho biết, các biện pháp khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn đã thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhờ có các doanh nghiệp liên kết sản xuất, người nông dân tiếp thu được tư duy sản xuất hàng hóa nhạy bén, chuyên nghiệp hơn, tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đầu vào vật tư nông nghiệp được bảo đảm về nguồn gốc, chất lượng, đầu ra ổn định. Cũng nhờ đó, chuỗi sản xuất dần được hình thành và nâng cao giá trị sản phẩm, lợi ích cũng như trách nhiệm của các bên tham gia mối liên kết được nâng lên, bảo đảm hơn. Chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn huyện đang giúp huyện phát huy được lợi thế về lĩnh vực này.
Related news

Điện Biên không chỉ là vùng đất lịch sử mà còn là nơi xây dựng ước mơ, ấp ủ làm giàu của rất nhiều nông dân vượt lên cái khó khăn, nghèo đói để trở thành những tấm gương sản xuất giỏi. Ông Lò Văn Tỉnh sống tại bản Khá, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên là tấm gương như thế.

Nhằm đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế về lâm nghiệp, những năm qua tỉnh ta đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp tham gia trồng rừng. Tuy nhiên, do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, đến thời điểm này, kết quả doanh nghiệp trồng rừng chưa thực sự khả quan, đó là chưa kể đến không ít dự án trồng rừng còn nằm “trên giấy”...

Đến gia đình anh Lê Xuân Hải, đội 3 Cộng Hòa, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên vào mùa hoa nhãn nở rộ thấy rõ cảnh tấp nập thu hoạch mật ong. Đây là một trong những hộ nuôi ong mật lâu năm nhất và cũng là người có số lượng đàn ong lớn nhất trong xã với hơn 200 đàn.

Chiều ngày 25/6/2013, tại hội chợ Vietfish 2013 đã diễn ra hội thảo “Cập nhật tiêu chuẩn Nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP) và giới thiệu tiêu chuẩn mới của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) áp dụng cho đa giống loài”

Ngày 26.6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Thị Thu Hà đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng đối với bà Phạm Thị Xuân Hồng, chủ cơ sở thu mua tôm sú ở 155 đường Đống Đa, Quy Nhơn, vì đã có hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.