Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Nông Nghiệp

Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Nông Nghiệp
Publish date: Tuesday. July 30th, 2013

Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đầu diện tích đã và đang là đòi hỏi mà ngay cả ngành quản lý đến người sản xuất cần thực hiện.

Đối với tỉnh ta, trong những năm qua việc nâng cao giá trị sản xuất luôn được chú trọng. Được sự hỗ trợ tích cực của ngành nông nghiệp nói chung nhiều nông hộ ở các địa phương trong tỉnh đã chọn, chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất… để đạt hiệu quả về sản lượng và giá trị như mô hình sản xuất lúa, bắp lai giống; mô hình trồng nho xanh, táo… Đơn cử như về sản xuất lương thực, trong đó cây lúa là chủ lực, sau 20 năm năng suất tăng từ 37 tạ/ha (năm 1992) lên trên 61 tạ/ha (tính đến vụ đông-xuân năm 2012). Hay như mô hình trồng táo đã cho thu nhập không dưới 600 triệu đồng/ha/năm.

Tuy nhiên, nhìn trên bình diện chung toàn tỉnh thu nhập bình quân đạt trên dưới 55 triệu đồng/ha/năm. Vì sao ?

Có nhiều nguyên nhân làm cho thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trong tỉnh chưa “bật” lên được, đầu tiên có thể nói bình quân diện tích/hộ còn thấp, số nông hộ có “đất mẫu” đếm được trên đầu ngón tay. Đã vậy, do thời kỳ làm ăn tập thể trước đây ruộng đất được chia theo nhân khẩu nên dẫn đến manh mún, “lãng phí” nhất là bờ ruộng quá nhiều, hiếm có những cánh đồng mà diện tích ruộng có từ 3 sào trở lên.

Diện tích ruộng hẹp dẫn đến khó thực hiện cơ giới hóa trong các khâu, không những vậy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật đồng bộ trên cánh đồng cũng khó thực hiện… Yếu tố cũng không kém phần quan trọng là do ruộng đất ít nên nhiều nông hộ ít chú trọng đầu tư để nâng cao hiệu quả mà phần lớn là làm nghề khác để sống…

Để khắc phục một số tình trạng như đã nêu, từng bước tạo lập nên những “cánh đồng mẫu lớn” như một số địa phương trong nước đang thực hiện cần phải có những giải pháp cụ thể, thống nhất trong thực hiện từ ngành nông nghiệp đến các địa phương và nông hộ mà trước tiên theo chúng tôi phải vận động nông hộ “dồn điền đổi thửa”.

Cách làm này vừa tăng diện tích từng thửa ruộng, đất, vừa giảm tỷ lệ bờ bao (thường chiếm đến 15% diện tích). Mặt khác, cần nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả thông qua mối liên kết “4 nhà”, đặc biệt là tạo quan hệ mật thiết giữa nhà nông với doanh nghiệp để tạo ổn định đầu ra cho sản phẩm…

Để người nông dân thực sự nâng cao thu nhập từ chính ruộng đất hiện có rất cần đến sự hỗ trợ tích cực từ ngành nông nghiệp bằng các giải pháp có hiệu quả.


Related news

Hiện Đại Hóa Tàu Cá Đánh Bắt Xa Bờ Hiện Đại Hóa Tàu Cá Đánh Bắt Xa Bờ

Vài năm trở lại đây, cùng với việc đầu tư mạnh trong việc đóng mới tàu cá công suất lớn để vươn khơi đánh bắt xa bờ, ngư dân trong tỉnh còn hiện đại hóa các thiết bị hỗ trợ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành kinh tế biển tiếp tục phát triển mạnh đứng vào tốp đầu cả nước.

Thursday. February 12th, 2015
Nhìn Lại Sản Xuất Thủy Sản Năm 2014 Nhìn Lại Sản Xuất Thủy Sản Năm 2014

Năm 2014, sản xuất thủy sản của tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, sức cạnh tranh cao phù hợp với hệ sinh thái, khai thác tối đa lợi thế của địa phương; nâng cao năng lực khai thác xa bờ. Tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt 110,4 nghìn tấn, tăng 9,5% so với năm 2013; trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 65.900ha, sản lượng khai thác đạt 44.500ha.

Thursday. February 12th, 2015
Cá Chình Xuất Khẩu Trên 500.000 Đồng/kg Cá Chình Xuất Khẩu Trên 500.000 Đồng/kg

Đó là mức giá bán buôn cao hơn từ 100.000 - 150.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2014 và tăng mạnh trong 3 năm trở lại đây. Nông dân Phan Hồng Phúc (ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận, Thoại Sơn, An Giang) cho biết, từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu cá chình xuất khẩu còn tăng cao và thị trường tiêu thụ đang phát triển tốt.

Thursday. February 12th, 2015
Một Số Lưu Ý Khi Lấy Nước Vào Ao Nuôi Tôm Một Số Lưu Ý Khi Lấy Nước Vào Ao Nuôi Tôm

Đối với những ao nuôi đã lấy nước và chưa thả giống, bà con cần diệt khuẩn 2 lần bằng 2 loại thuốc diệt khuẩn khác nhau. Sau đó thực hiện gây màu nước, khi nước ao đạt độ trong 30 - 40 cm là thích hợp. Bà con nên thả giống theo đúng lịch thời vụ khuyến cáo bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thursday. February 12th, 2015
Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Dịch bệnh tiếp tục gây chết tu hài nuôi tại Vân Đồn trong các tháng 2, 3 kéo dài đến tháng 8, 9-2014. Nguyên nhân ban đầu được đánh giá là do ký sinh trùng Perkinsus, vi khuẩn Pseudomonas, Vibrio gây sưng vòi trong điều kiện độ pH, độ mặn cao. Hiện tượng cá rô phi, trắm cỏ, cá chép nuôi tại Uông Bí, Quảng Yên và Đông Triều chết rải rác trong năm 2014 cũng là do nhiễm khuẩn Pseudomonas.

Thursday. February 12th, 2015