Nam Tân (Nghệ An) bội thu dưa đỏ
Những ngày này, gia đình anh Nguyễn Văn Hải, xóm 5, xã Nam Tân đang tích cực ra đồng thu hoạch lứa dưa đỏ đầu tiên. Mặc dù sản xuất trong điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi, nắng hạn gay gắt kéo dài, nhưng nhờ khắc phục được nguồn nước tưới, đảm bảo đủ điều kiện cho dưa phát triển, kết hợp với chăm bón đúng quy trình kỹ thuật nên 10 sào dưa đỏ của gia đình anh vẫn cho năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao.
Anh cho biết: “Năm nay gia đình tôi trồng được 10 sào dưa. Tuy là trồng trên vùng đất bãi cao cưỡng nhưng gia đình cũng chăm sóc, tưới nước đầy đủ cho cây dưa đỏ nên cũng cho năng suất khá. So với năm ngoái có thấp hơn nhưng cũng đạt được mỗi sào được 1,2 - 1,3 tấn, tư thương mua tại ruộng từ 3000 - 5.000 đồng/kg, cho thu nhập 3 - 4 triệu đồng/sào. Năm nay hạn hán, giá rớt nhưng so với cây trồng khác như đậu, ngô thì cây dưa đỏ vẫn cho thu nhập cao hơn nhiều.”
Thương lái đến mua dưa tại ruộng.
Dưa đỏ là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với chất đất bãi bồi ven sông. Hơn thế vụ hè thu là thời điểm dễ tiêu thụ, được giá, vừa đem lại giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích, vừa né tránh được thiên tai lũ lụt. Với những ưu thế đó, từ nhiều năm nay, xã Nam Tân vẫn chọn cây dưa đỏ để đưa vào cơ cấu cánh đồng thu nhập cao theo chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
So với các năm trước, năm nay diện tích dưa tăng hơn 20 ha, chủ yếu bố trí bằng giống dưa Phù Đổng và Hoàn Châu. Để tránh tình trạng sản xuất ồ ạt, khó tiêu thụ, xã đã chủ động bố trí sản xuất nhiều trà dưa khác nhau. Nhờ điều tiết đảm bảo nguồn nước tưới, kết hợp chăm bón hợp lý nên đến thời điểm này hầu hết diện tích dưa đều cho thu hoạch với năng suất đạt khá cao, mỗi ha dưa có thể cho thu hoạch 100 triệu đồng”.
Related news
Đến ngày 31.12.2015, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.
Toàn huyện Cao Phong (Hòa Bình) có 900ha cam, trong đó có trên 500ha cam kinh doanh cho sản lượng khoảng trên 16.000 tấn.
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tại các trang trại, lợn hơi có giá 34.000 đ/kg, còn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ có thể bán được với giá 31.000-33.000 đ/kg.
Tại chợ đầu mối, sau khi bốc dỡ sang các thùng xốp và sọt tre Việt Nam, cam Trung Quốc được xếp vào gian hàng, lên bảng giá và "biến hình" khi vào chợ lẻ.
Ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng của tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời khi dịch bệnh xảy ra.