Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Năm Đầu Tái Canh Cà Phê Ở Lâm Đồng

Năm Đầu Tái Canh Cà Phê Ở Lâm Đồng
Publish date: Friday. August 1st, 2014

Chính thức triển khai từ tháng 5/2013 đến nay, Lâm Đồng đang dẫn đầu Tây Nguyên với hơn 1.830 hộ gia đình đã vay từ các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện việc tái canh, trồng mới cà phê trên tổng diện tích khoảng 8.650ha.

Triển khai Quyết định số 872, ngày 9/5/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc tái canh, cải tạo giống cà phê trên địa bàn trong giai đoạn năm 2013-2015 phải đạt tổng diện tích gần 23.000ha, tùy theo đặc điểm sinh thái của từng thửa vườn trên từng khu vực, người nông dân trong tỉnh đã tích cực thực hành 3 biện pháp chính gồm ghép cải tạo, trồng tái canh và trồng mới.

Theo đó, những diện tích cà phê trên 15 năm tuổi, năng suất đạt dưới 1,5 tấn nhân/ha trong nhiều năm liền, nhưng nếu kiểm tra bộ rễ của cây vẫn còn “khỏe mạnh”, nông dân vẫn áp dụng kỹ thuật cưa đốn phục hồi sinh trưởng cành lá mới hoặc ghép cải tạo với các mầm chồi giống đầu dòng đã được cơ quan thẩm quyền công nhận.

Những diện tích cà phê trên dưới 20 năm tuổi, hiệu quả kinh tế thấp kém, xem như đã quá già cỗi, nên nông dân đã đưa vào quy trình chuyển đổi từng phần diện tích để trồng tái canh.

Riêng kế hoạch trồng mới cà phê với diện tích 265ha/năm, tỉnh Lâm Đồng khuyến khích nông dân chuyển đổi từ những diện tích canh tác các loại trồng có hiệu quả kinh tế không cao; đồng thời trồng mới trên diện tích đất vừa chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt.

Kết quả đến nay, tổng diện tích tái canh cà phê trong tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành khoảng 8.650ha. Bên cạnh nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi của nhà nước chiếm tỷ lệ 70%, nông dân đã đối ứng nguồn vốn đầu tư tự có chiếm tỷ lệ 30%.

Riêng đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình sống ở những xã đặc biệt khó khăn… đã được ngân sách tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ kinh phí 17 tỷ đồng để mua một phần nguồn giống cây, mầm chồi cà phê tái canh theo quy hoạch. Theo tiến sỹ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đây là kết quả đáng khích lệ.

Bởi Lâm Đồng đã đi “tiên phong” trong cả vùng Tây Nguyên về triển khai nguồn vốn tín dụng cho việc tái canh cà phê với lãi suất ưu đãi ban đầu 10,5%/năm, đến ngày 15/11/2013 giảm xuống dưới 10%/năm cho đến nay. Từ đây đã đúc kết những giải pháp đồng bộ không chỉ riêng cho Lâm Đồng, mà cho cả vùng Tây Nguyên nhằm thực hiện tốt hơn nữa những chỉ tiêu tái canh cà phê đã đề ra.

Trước hết, đó là nhóm giải pháp truyền thông từ tỉnh đến cơ sở cần đa dạng hóa các hình thức vận động, tuyên truyền sâu rộng trong những vùng chuyên canh cà phê, giúp cho tổ chức, cá nhân không ngừng nâng cao nhận thức, đồng thuận cùng với các cơ quan nhà nước kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện tái canh cà phê.

Trong nhóm giải pháp quản lý và tổ chức sản xuất, Lâm Đồng đã tăng cường kiểm soát, quản lý hệ thống vườn ươm, vườn nhân chồi giống cà phê cao sản, kịp thời hướng dẫn người “chủ vườn” công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống trước khi cung ứng cho nông dân trồng đại trà.

Đồng thời tăng cường chỉ đạo việc trồng cây che bóng, cây chắn gió… đúng chủng loại, đúng kỹ thuật, phù hợp với quy mô sản xuất, nhằm tạo ra hệ sinh thái chất lượng cao cho “đồng ruộng” cà phê tái canh. Với giải pháp về khoa học và công nghệ, Lâm Đồng cần tiếp tục tổ chức khảo nghiệm trồng các loài thực vật có khả năng đối kháng cao với các loài tuyến trùng gây hại cà phê khi tái canh.

Đồng thời tiến hành nghiên cứu đồng bộ việc kích thích sự phát triển nhanh và khỏe bộ rễ của cây cà phê ghép tái canh, có thể đề kháng hiệu quả các loại sâu bệnh, từ đó rút ngắn thời gian chăm sóc, thu hoạch, nhằm giảm tối đa diện tích phải trồng luân canh 2 năm với các cây trồng khác trước khi trồng mới cà phê tái canh, đảm bảo thu nhập ổn định, liên tục cho người nông dân.

Hy vọng với việc triển khai đồng bộ những giải pháp nêu trên, Lâm Đồng sẽ sớm đạt và vượt các chỉ tiêu tái canh cà phê đến hết năm 2015 gồm: sản xuất 43 triệu chồi cà phê ghép, 15 triệu cây giống ghép cà phê cao sản; hoàn thành các diện tích trồng tái canh 9.722ha, trồng mới 796ha và ghép cải tạo 12.464ha, đạt năng suất từ 2,8 - 3 tấn nhân/ha; tổng kinh phí thực hiện gần 4.430 tỷ đồng (70% vốn vay hỗ trợ lãi suất từ ngân hàng và 30% vốn đối ứng của người dân ).


Related news

Giá Lúa Gạo Tăng, Ai Hưởng Lợi? Giá Lúa Gạo Tăng, Ai Hưởng Lợi?

“Giá lúa tươi tại ruộng được thương lái mua với giá 4.500 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với cách đây 2 tuần. Nhiều nông dân phải chịu cảnh thu hoạch lúa trong mưa dầm dữ dội cũng được an ủi phần nào”, lão nông Phạm Văn Nữa (xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp) cho biết vào chiều 14-7.

Tuesday. July 15th, 2014
Thành Phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) Phát Triển Ngành Hàng Xoài Gắn Với Du Lịch Thành Phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) Phát Triển Ngành Hàng Xoài Gắn Với Du Lịch

Theo Kế hoạch của UBND TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), từ năm 2020 - 2030, thành phố sẽ thực hiện Dự án “Phát triển kinh tế địa phương gắn với du lịch”. Hiện nay, dự án mới được triển khai nhưng đã nhận được sự đồng lòng của người dân. Với nỗ lực của địa phương, cộng với lòng dân đồng thuận, dự án đang có nhiều thuận lợi để sớm hình thành, tạo bước phát triển mới cho địa phương.

Thursday. December 4th, 2014
Việt Nam Đang Có Cơ Hội Lớn Bán Gạo Cho Philippines Việt Nam Đang Có Cơ Hội Lớn Bán Gạo Cho Philippines

Sau chuyến công tác tại Philippines tìm hiểu sâu về thị trường lúa gạo, GS.TS. Võ Tòng Xuân cho biết, hiện giá gạo trong tháng 6 ở Philippines đã tăng thêm 2-3 peso/ngày (1USD bằng 40 peso) và hiện nay, giá gạo 25% tấm đạt 27 peso (mức giá gạo do nhà nước bán ra), còn gạo của tư nhân nhập cảng thì thường bán với giá 37- 40 peso.

Tuesday. July 15th, 2014
Duyên Hải (Trà Vinh) Thu Hoạch Vụ Dưa Hấu Sớm Duyên Hải (Trà Vinh) Thu Hoạch Vụ Dưa Hấu Sớm

Vụ sản xuất dưa hấu sớm năm nay thời tiết khá thuận nên năng suất đạt khá cao, bình quân từ 26 tấn đến 30 tấn/ha. Tuy giá dưa thương phẩm đang ở mức thấp nhưng lợi nhuận thu được cũng từ 60 triệu đến 80 triệu đồng/ha chỉ sau 60 ngày gieo trồng và chăm sóc.

Thursday. December 4th, 2014
Huyện Sông Hinh (Phú Yên) Thu Hoạch Gần 3.000ha Sắn Huyện Sông Hinh (Phú Yên) Thu Hoạch Gần 3.000ha Sắn

Do công suất nhà máy có hạn, trong khi người dân tập trung thu hoạch đồng loạt, nhất là những thời điểm dự báo thời tiết bất lợi như bão lũ nên nhà máy không thu mua hết số sắn thu hoạch được. Người dân bán cho tư thương để tiêu thụ ra ngoài địa phương khoảng 23.000 tấn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách địa phương.

Thursday. December 4th, 2014