Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng Niu Xoài Quý Đá Trắng

Nâng Niu Xoài Quý Đá Trắng
Publish date: Friday. January 24th, 2014

Những cây xoài Ngự ở chùa Đá Trắng (Phú Yên) đã được nhiều người biết đến trước khi được công nhận là Cây di sản (cuối năm 2013). Ngày xưa, xoài chín ở đây đều phải dâng hết cho triều đình.

Cây huyền sử

Ấy là cụm cây xoài đã trên 220 năm tuổi, tỏa bóng trong khuôn viên di tích quốc gia chùa Đá Trắng (Từ Quang, xã An Dân, huyện Tuy An, Phú Yên). Tương truyền, trên đường hành quân đánh trận ngang qua đất Phú Yên, Chúa Nguyễn Ánh đã được dân địa phương dâng lãm xoài Đá Trắng.

Trong lúc mỏi mệt, hương vị ngọt thanh quyến rũ chưa từng thấy của xoài Đá Trắng đã khiến ngài “ấn tượng khó phai”. Thế nên sau đó, dưới triều Gia Long, cùng với bòn bon Quảng Nam, xoài Đá Trắng đất Phú Yên đã trở thành “nhị bảo ngự thiện”. Cứ mỗi dịp Tết Đoan ngọ, tỉnh Phú Yên phải dâng vua từ 1.000 - 2.000 trái xoài “chính hãng” chùa Đá Trắng.

Khu vực quanh chùa Đá Trắng đất đai không màu mỡ, chen nhiều đá tảng, thế nên xoài mọc được và phát triển không nhiều, thành ra lại càng rất quý hiếm. Thường niên, quan huyện lệnh phải cắt cử sai nha canh gác cẩn thận vườn xoài và ghi chép tỉ mỉ quá trình ra hoa, kết trái, số lượng thu hoạch. Đã vậy, Phú Yên còn lập riêng một đội quân chuyên lo vận chuyển xoài ra kinh đô Huế. Xoài được ủ cẩn thận vào giỏ tre lót đệm nhẹ nhàng, chở đến Huế thì trái cũng vừa chín vàng, thơm nức. Nhà vua sẽ mở tiệc ngự thiện, thưởng thức xoài và chia lộc cho các quan đại thần…

Những cây xoài cổ thụ này đã có trước khi chùa Từ Quang được tạo lập (năm Đinh Tị 1797, triều Vua Quang Toản nhà Tây Sơn). Đây là ngôi chùa đã chứng kiến những cuộc gặp gỡ quan trọng của các lãnh tụ phong trào Cần Vương. Dưới bóng xoài Đá Trắng hiện vẫn còn ngôi miếu thờ hai chí sĩ yêu nước Võ Trứ và Trần Cao Vân. Lễ hội chùa Đá Trắng (10 – 11 tháng Giêng) vẫn đều đặn diễn ra…

Mong sớm được bảo tồn, phục tráng...

Giản dị, nghiêm trầm bên đỉnh dốc, chùa Đá Trắng (Từ Quang) không phô trương thanh thế nhưng đủ hút bước chân những người lắng lòng về một cõi linh thiêng với biết bao kỳ nhân, dị vật đã còn in dấu ở đất này. Bóng xoài Ngự vẫn âm trầm nhuốm màu huyền thoại quanh chùa. Câu ca “Rủ lên Đá Trắng ăn xoài” mỗi độ xuân đến như lời nhắc người chiêm vọng về một sản vật gắn với bao thăng trầm của Tổ quốc. Thế nhưng từ lâu rồi, không mấy ai còn được ăn trái xoài Đá Trắng từ những gốc cây huyền sử.

Câu ca “Rủ lên Đá Trắng ăn xoài” mỗi độ xuân đến như lời nhắc người chiêm vọng về một sản vật gắn với bao thăng trầm của Tổ quốc. Thế nhưng từ lâu rồi, không mấy ai còn được ăn trái xoài Đá Trắng từ những gốc cây huyền sử.

Sư thầy Thích Đồng Quang cho biết, hiện nay giống xoài gốc ở Đá Trắng chỉ còn lại 4 cây, thuộc vào hàng cổ thụ, nằm ở 4 góc chùa, nhưng tới 3 cây đã không còn ra trái, còn 1 cây năm ra năm không, số lượng hoa trái rất lác đác. Những cây xoài nhỏ hơn trong vườn chùa mới trồng sau này là giống từ nơi khác, còn xoài gốc Đá Trắng vẫn chưa ươm thành công.

Theo ông Hồ Văn Tiến – Giám đốc Sở VHTTDL Phú Yên, vẫn chưa thấy ngành nông nghiệp tỉnh vào cuộc để phục tráng, nhân giống xoài này như mong muốn của nhiều người. “Trước mắt, đơn vị cùng Tỉnh hội Phật giáo Phú Yên tổ chức hỗ trợ để chùa Từ Quang và người dân quanh vùng tiến hành bảo quản, nhân giống xoài Đá Trắng. Tin rằng, người dân nơi đây sẽ tìm cách bảo tồn được giống xoài quý này” - ông Tiến nói.

Với việc được công nhận cây di sản, nhiều người hy vọng các chuyên gia nông nghiệp sẽ vào cuộc nhiệt thành để tìm cách lưu giữ bộ giống quý này, để những trái xoài Đá Trắng không chỉ còn trong vọng tưởng. Mong đến ngày, du khách đường xa vãn cảnh chùa, dừng chân dưới bóng cổ thụ, thưởng thức trái xoài thơm từ huyền thoại, để cảm yêu hơn hương đất quê nhà…


Related news

Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Thời gian gần đây, trang trại Út Thúy (xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) luôn tấp nập các đoàn khách đến tham quan, học tập.

Wednesday. June 12th, 2013
Triển Khai Mô Hình Nuôi Hàu Đơn Triển Khai Mô Hình Nuôi Hàu Đơn

Trong tháng 4/2013, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) tổ chức triển khai thả 12.500 con hàu giống Thái Bình Dương, trọng lượng bình quân 95 con/kg.

Wednesday. June 12th, 2013
“Kiện Tướng” Trồng Cam Sành Vụ Nghịch “Kiện Tướng” Trồng Cam Sành Vụ Nghịch

Anh Lại Văn Khanh được mọi người gọi là “kiện tướng” trồng cam sành vụ nghịch cho hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất Tân Hội, thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long). Với diện tích 18.000 m2 cam chuyên canh sành trong đó có 10.000 m2 với 1.300 gốc cam cho trái vụ nghịch, dự kiến trong vụ cam nghịch năm nay anh thu hoạch gần 50 tấn trái, thu nhập từ 700 – 750 triệu đồng, trừ chi phí, anh thu lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Đây là mức thu nhập rất cao và rất ít hộ nhà vườn trồng cam sành đạt được.

Wednesday. June 12th, 2013
Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Rau Rộng 550 Ha Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Rau Rộng 550 Ha Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Nhằm phát huy hiệu quả chương trình trồng rau an toàn, tiến tới quản lý chất lượng nông sản ngay từ khâu sản xuất, Tiền Giang đầu tư hơn 6 tỉ đồng phát triển vùng chuyên canh rau theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 550 ha tại 4 huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Trong đó, huyện Châu Thành trồng 300 ha, Chợ Gạo 100 ha, Gò Công Đông 50 ha và thị xã Gò Công 100 ha. Dự án được triển khai từ tháng 6-2013 đến năm 2018.

Thursday. June 13th, 2013
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Tổng Hợp Ở Đức Hạnh (Bình Thuận) Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Tổng Hợp Ở Đức Hạnh (Bình Thuận)

Những ngày này về vùng đất xã Đức Hạnh (Đức Linh - Bình Thuận), chúng tôi nghe nói nhiều về câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Diệu, ở thôn 1. Bởi ông là một trong những gia đình đang phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt tổng hợp khá hiệu quả trên địa bàn xã. Chính mô hình này đã giúp ông có cuộc sống ổn định, quan trọng hơn mô hình này đã minh chứng cho cách thức sản xuất tương đối mới, trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

Wednesday. March 6th, 2013