Năm 2015, Trang Trại Bò Sữa Thanh Hóa 2 Sẽ Nhập Thêm 900 Con Bò Sữa
Nhằm cung cấp thêm nguồn nguyên liệu sữa tươi cho các nhà máy của Vinamilk, cũng như nâng cao chất lượng đàn bò sữa, Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn, thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk phấn đấu năm 2015 nhập khẩu thêm khoảng 900 con bò sữa về trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận (Như Thanh), nâng quy mô đàn bò vắt sữa của trang trại lên hơn 2.000 con.
Trong đó, tháng 4 trang trại sẽ nhập 400 con bò mang thai từ Australia; tháng 8 nhập 500 con bò tơ từ Mỹ.
Để có đủ chuồng trại cho số lượng bò sữa nhận thêm, công ty đang đốc thúc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các hạng mục còn lại. Đồng thời, phối hợp với huyện Như Thanh quy hoạch vùng nguyên liệu, với diện tích 130 ha đất trồng ngô thuộc các xã: Phú Nhuận, Yên Thọ và thị trấn Bến Sung để có đủ nguồn thức ăn đạt yêu cầu về chất lượng cung cấp cho trang trại.
Được biết, 766 con bò sữa của trang trại nhập về cuối năm 2014 đã thích nghi với điều kiện khí hậu tại Thanh Hóa. Trước khi về Việt Nam, có 412 con bò đã được phối giống tinh giới tính (chỉ sinh sản ra bê cái) đang mang thai từ các trang trại đạt tiêu chuẩn quốc tế của Australia, đến nay một số con bò đã sinh sản, bê cái đạt trọng lượng từ 25 – 33kg.
Related news
Ngày 8-11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” do bà Lê Mỹ Hạnh làm chủ nhiệm.
Rắn ri tượng là loài thực phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Nhận thấy được điều đó, để có nguồn cung ổn định cho thị trường, nhiều hộ dân ở huyện Thới Bình đã phát triển mô hình nuôi rắn ri tượng thương phẩm và sản xuất rắn ri tượng giống. Điển hình là mô hình của ông Lê Văn Thắng, ở ấp 6, xã Tân Lộc Đông.
Trước việc một số diện tích lúa ĐX cấy giống BC15 bị hiện tượng lép hạt, gây thiệt hại đáng kể cho một số tỉnh phía Bắc, ngày 21/5, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã có cuộc họp cùng các nhà khoa học và các địa phương tìm rõ nguyên nhân và bàn các giải pháp hỗ trợ kịp thời cho nông dân thiệt hại.
Xu thế gần đây khá nhiều hộ chăn nuôi gà thịt lựa chọn phương thức chăn nuôi gà theo hướng thả vườn bởi thực tế cách chăn nuôi trên có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Trong những năm gần đây, nhờ sự giúp đỡ của các ban ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên, nhiều hộ nông dân ở xã Thanh Chăn huyện Điện Biên đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung đầu tư phát triển kinh tế trang trại vườn rừng, xóa được đói nghèo từng bước vươn lên làm giàu.