Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Năm 2014, Xã Tri Lễ Dự Kiến Trồng Trên 100 Hécta Cây Chanh Leo

Năm 2014, Xã Tri Lễ Dự Kiến Trồng Trên 100 Hécta Cây Chanh Leo
Publish date: Monday. June 23rd, 2014

Từ chỗ trồng thử nghiệm 2 hécta chanh leo cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đến nay, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) nâng diện tích trên 50 hécta. Cây chanh leo đang hứa hẹn là cây xóa đói, giảm nghèo hiệu quả ở Tri Lễ.

Bước vào năm thứ 4 trồng cây chanh leo, đồng bào các dân tộc ở xã Tri Lễ cũng như các xã khác ở Quế Phong tích cực nhân rộng diện tích. Cây chanh leo ra quả gần như quanh năm và mỗi gốc cho thu hoạch từ 2- 3 năm. Mỗi hécta chanh leo có năng suất từ 65 đến 70 tấn.

Nếu đầu tư thâm canh tốt, năng suất có thể đạt cao hơn. Giá quả chanh leo hiện được thu mua 10.000đ/kg. Như vậy, mỗi hécta chanh leo có thể cho thu về từ 320 triệu đồng trở lên. Trừ chi phí, người trồng chanh có lãi từ 200 đến 250 triệu đồng/năm.

Nhiều bản làng ở Tri Lễ xác định cây chanh leo là một trong những cây xóa đói, giảm nghèo

Để góp phần nhân rộng diện tích cây chanh leo tại Tri Lễ, Công ty CP đầu tư phát triển nông nghiệp NAPAGA, thuộc Công ty CP thực phẩm Nghệ An- Nafoods xây dựng thành công Trung tâm sản xuất giống cung cấp cho nhân dân toàn huyện Quế Phong.

Những đợt giống đầu tiên đã được cung cấp cho người dân với giá 50.000 đ/gốc. Nhiều hộ dân cho rằng mức giá của cây giống chanh leo như vậy còn quá cao.

Mỗi gốc cây giống chanh leo như thế này có giá 50.000đ. Nhiều hộ dân cho rằng, mức giá như vậy còn quá cao

Một số diện tích chanh leo mới trồng bị mối, dế cắt đứt, cần phải trồng lại và bổ cứu kỹ thuật chăm sóc

Bước vào năm 2014, xã Tri Lễ dự kiến trồng trên 100 hécta chanh leo. Đến nay, số diện tích đã trồng đạt trên 50 hécta. Được Công ty CP đầu tư phát triển nông nghiệp NAPAGA cho nợ giống, phân bón trong vòng 8 tháng, đồng bào các dân tộc ở Tri Lễ mạnh dạn cải tạo vườn nhà, vườn đồi để trồng chanh.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, nhiều diện tích chanh mới trồng bị mối, dế cắn đứt gốc gây lo lắng cho các hộ dân. Trước thực tế đó, UBND xã Tri Lễ đang phối hợp với Công ty CP đầu tư phát triển nông nghiệp NAPAGA bổ cứu kỹ thuật, phòng trừ có hiệu quả để đảm bảo cây chanh leo phát triển tốt.


Related news

Nuôi Dê Phù Hợp Với Người Ít Vốn Nuôi Dê Phù Hợp Với Người Ít Vốn

Chị Chuẩn lý giải rất hợp lý: Chăn nuôi trâu bò, đòi hỏi phải có nhiều vốn và điều kiện chăn thả cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Trong khi đó, chỉ cần tầm 7 triệu đồng là đã có một cặp dê giống. Hơn nữa, dê còn có khả năng kháng bệnh cao và không chiếm quá nhiều diện tích đất làm chuồng trại, nên mô hình này rất phù hợp với những ai ít vốn hoặc những người mới bắt đầu khởi nghiệp.

Monday. November 3rd, 2014
Nuôi Đà Điểu Hướng Phát Triển Kinh Tế Triển Vọng Nuôi Đà Điểu Hướng Phát Triển Kinh Tế Triển Vọng

Vừa dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh trang trại, anh Võ Văn Lựu vừa hồ hởi cho biết: Lớn lên trên vùng đất Tú Loan (xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), chứng kiến cảnh người dân quanh năm vất vả với độc canh cây lúa, đất cằn nên cuộc sống cứ mãi chật vật. Trăn trở để tìm hướng đi mới, cuối cùng anh nhận thấy điều kiện đất đai ở đây với diện tích đất hoang hóa còn lại khá nhiều, cộng với nhiều trảng cát rộng, rất phù hợp cho chăn nuôi đà điểu.

Monday. November 3rd, 2014
Bình Phước Nuôi Hươu Lấy Lộc Làm Giàu Bình Phước Nuôi Hươu Lấy Lộc Làm Giàu

Hiện nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang nuôi hươu lấy nhung để phát triển kinh tế. Nhiều hộ thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình này. Thu gần 200 triệu đồng/năm chỉ từ 12 con hươu của gia đình ông Nguyễn Viết Long ở ấp 54, xã Lộc An (Lộc Ninh) là minh chứng.

Monday. November 3rd, 2014
Hội Chăn Nuôi Lợn Sạch Ở Tân Yên Hội Chăn Nuôi Lợn Sạch Ở Tân Yên

Xác định chăn nuôi lợn là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa thành lập Hội Chăn nuôi lợn sạch nhằm liên kết người sản xuất, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững.

Monday. November 3rd, 2014
Cây Mắc Ca Bám Rễ Trên Cao Nguyên Cây Mắc Ca Bám Rễ Trên Cao Nguyên

Mắc ca, loài cây có nguồn gốc Úc châu đã bắt đầu thân thuộc với nông dân Lâm Đồng. Tại khắp nơi trong tỉnh, từ Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đơn Dương, diện tích mắc ca trồng xen với cây cà phê đã lên xanh và kết trái, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân.

Tuesday. November 4th, 2014