Mưa Dầm, Giá Công Cắt Lúa Tăng Cao
Những ngày gần đây, việc thu hoạch lúa của một số hộ dân ở xã Long An (Long Hồ - Vĩnh Long) gặp khó. Nguyên nhân là do mưa lớn liên tục, lúa bị đổ ngã, máy gặt nằm chờ nhưng không gặt được, người dân buộc phải thuê nhân công cắt tay.
Tuy nhiên, nhân công khan hiếm nên giá thuê rất cao, lên tới 400.000 đ/công (cắt và bó), trong khi giá gặt máy khoảng 250.000 đ/công.
Bà Phan Thị Cẩm Chương (ấp Bà Lang) chuẩn bị thu hoạch 7 công lúa OM 5451 cho biết: Lúa chín huốt 5 ngày rồi mà mưa liên tục nên chưa thu hoạch được. Ngoài ra, khoảng 10 hộ dân trong ấp cũng gặp trường hợp tương tự.
Nhà anh Bùi Văn Tú Em có 24 công ruộng nhưng “mới thu hoạch được hơn 10 công thì trời mưa suốt, khoảng 5 công lúa ngã xẹp lép buộc phải mướn cắt tay với giá 400.000 đ/công”. Anh Tú Em nhẩm tính, năng suất vụ này khoảng 25 giạ/công, với giá lúa 105.000 đ/giạ như hiện nay nếu thời tiết thuận lợi, cắt máy được thì trừ chi phí nông dân còn có thể lời khoảng 1 triệu đồng/công.
Tuy nhiên, nếu cắt tay rồi còn phải mướn suốt và chở lúa về… thì chi phí thu hoạch đã lên tới khoảng 600.000 đ/công, lợi nhuận chỉ còn chừng 400.000 - 500.000 đ/công.
Thu hoạch chạy mưa nên ngoài việc chi phí tăng cao, tốn thêm công phơi lúa, nông dân còn lo lúa xấu - khó bán.
Related news
Trong tháng 06, bà con nuôi tôm ở Sóc Trăng tập trung thả giống, tình hình thời tiết và dịch bệnh càng diễn biến phức tạp khiến người nuôi lo ngại, khó tránh khỏi muốn sử dụng hóa chất để diệt khuẩn, diệt tạp và kháng sinh để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.
Thời gian qua, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, nắng nóng xuất hiện cao điểm liên tục đã làm bệnh đốm trắng ở tôm xuất hiện tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong tháng 5, diện tích tôm bị bệnh trên địa bàn toàn tỉnh là 25,48 ha tại 31 ao của 25 hộ trên 7 xã, phường thuộc 5 huyện, thị xã, thành phố.
Tái cấu trúc sản phẩm và chất lượng sản phẩm là một trong 4 nội dung quan trọng trong tái cấu trúc ngành cá tra nhằm tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây là một nội dung lớn dựa trên nguyên tắc cơ bản là sản xuất phải theo yêu cầu của thị trường và phải được bắt đầu từ khâu nuôi.
Mô hình đó đã giúp ông Nguyễn Văn Lâu, thôn Đoan Xá, xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) thu vài trăm triệu đồng mỗi năm từ 9 mẫu đất bãi bồi ven sông Văn Úc.
Tại xã Tân Chánh, huyện Cần Đước (Long An), ngày 4-6-2015, Trung tâm Khuyến nông Long An phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Đước tổ chức hội thảo, tư vấn kỹ thuật nuôi tôm cho trên 70 nông dân trong xã.