Hùng Vương chuyển hướng chăn nuôi heo với dự án 2.000 tỷ

Công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) vừa công bố thông tin chính thức chuyển hướng kinh doanh thêm mảng thức ăn chăn nuôi kết hợp phát triển hệ thống nuôi heo khép kín từ con giống, sản xuất thức ăn, hệ thống trang trại, bao tiêu sản phẩm đến người chăn nuôi.
Dự án này có tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng, bao gồm việc xây dựng 2 nhà máy thức ăn gia súc, gia cầm (tại Long An và Bình Định);
Hệ thống trang trại có quy mô 2.380 con heo giống cụ kỵ (tại Long An, An Giang, Bến Tre, Bình Định); nhà máy sản xuất PRemix, thuốc thú y cùng các khâu hậu cần, logistics đi kèm.
Dự án sẽ nhập trọn gói từ 4 đối tác của Đan Mạch, trong đó tập đoàn sản xuất heo giống nổi tiếng Danbred International sẽ cung cấp đàn heo giống cụ kỵ; tập đoàn Skiold nổi tiếng trong lĩnh vực cơ khí “bao” phần thiết kế, hệ thống thiết bị chuồng trại;
Tập đoàn Andritz cung dây chuyền, công nghệ hai nhà máy thức ăn và cuối cùng là tập đoàn Vilomix đứng thứ 4 châu âu về giải pháp dinh dưỡng trong chăn nuôi heo sẽ giúp HVG xây dựng nhà máy sản xuất PRemix, thuốc thú y.
Ngoài việc cung cấp hậu cần phục vụ dự án, các đối tác đến từ Đan Mạch cũng cam kết đồng hành với Hùng Vương chuyển giao trọn gói quy trình kỹ thuật cũng như các giải pháp chăn nuôi nhằm hướng đến mục tiêu đạt năng suất, chất lượng, đảm bảo tính cạnh tranh cao nhất cho sản phẩm.
Được biết, dự án này còn được Chính phủ, Bộ nông nghiệp Đan Mạch cam kết hỗ trợ tích cực về mặt pháp lý để các tập đoàn nói trên có thể chuyển giao công nghệ chăn nuôi heo cho Hùng Vương đạt kết quả tốt nhất.
Giải thích lý do đầu tư trong thời điểm ngành chăn nuôi chịu sức ép cạnh tranh rất lớn khi Việt Nam tham gia TPP, ông Dương Ngọc Minh, tổng giám đốc HVG cho rằng, nếu chăn nuôi được đầu tư bài bản trên quy mô lớn theo quy trình khép kín, áp dụng kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ tiên tiến thì hoàn toàn có thể có giá thành, chất lượng tương đương với các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ.
Do đó, Hùng Vương nghiên cứu kỹ lợi thế cũng như khó khăn trước khi chọn các đối tác có bề dày kinh nghiệm chăn nuôi heo ở Đan Mạch để chuyển giao quy trình.
Cũng theo ông Minh, mặc dụ áp lực cạnh tranh thịt ngoại rất lớn khi Việt Nam tham gia TPP nhưng HVG xác định dự án đầu tư này sẽ có hướng đi riêng, cạnh tranh bằng con giống tốt, công nghệ sản xuất thức ăn hiện đại, công nghệ chăn nuôi, các giải pháp dinh dưỡng, quy trình khép kín, quy mô đầu tư và đơn giá lao động thấp.
“Trên nền tảng khép kín, chúng tôi khẳng định thịt heo của Hùng Vương sẽ được truy xuất nguồn gốc, kiểm soát an toàn đến người dùng, có giá cạnh tranh hợp lý”, ông Minh nói.
Dự kiến, Hùng Vương sẽ triển khai xây dựng đồng loạt trang trại nuôi heo vào cuối năm nay. Hai nhà máy thức ăn có sản phẩm ra thị trường vào tháng 9/2016
. Mục tiêu đến đầu 2017 có sản phẩm thịt heo thương hiệu Hùng Vương ra thị trường. Hùng Vương cũng đặt kế hoạch đến 2018 có 100.000 con heo bố mẹ, nhân đàn ra khoảng 3 triệu con heo thương phẩm. Riêng sản lượng thức ăn gia súc sẽ đạt 1,5 triệu tấn, góp phần nâng tổng sản lượng thức ăn của tập đoàn lên 3 triệu tấn.
Related news

Là xã miền núi của huyện Tân Sơn, Văn Luông có tổng diện tích tự nhiên 2.778ha, dân số 7.028 người/1.733 hộ được chia thành 17 khu dân cư. Nhiều năm nay đời sống kinh tế của người dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào làm ruộng và trồng chè

Giống lúa GL101 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm lai tạo, chọn lọc theo phương pháp phả hệ từ vụ xuân 2007, đã qua khảo nghiệm quốc gia được đánh giá là giống có triển vọng tốt.

Cỏ VA06 như cây mía, thân thảo, mọc thẳng, chiều cao bình quân 4 – 5m, dạng bụi, thích ứng rộng, sức chống chịu rất khoẻ, có thể trồng trên tất cả các loại đất, có phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt nên tỷ lệ sống sau khi trồng rất cao ≥ 98%. Tốc độ sinh trưởng mạnh, sức sinh sản nhanh, một cây có thể đẻ được 25 – 30 nhánh/năm với hệ số nhân trên 300 lần, mức cao nhất là 60 nhánh/năm, hệ số nhân trên 500 lần.

Với 200 m2 bể xi măng nuôi cá lóc, từ nhiều năm nay anh Ngô Hữu Hòa – thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã thu hoạch từ 15 - 16 tấn cá thương phẩm mỗi năm, thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Theo người dân xã Đại Hồng (Đại Lộc - Quảng Nam), mùa dứa năm nay cho năng suất cao, lại được giá. Trung bình mỗi gia đình thu hoạch được khoảng 1 tấn dứa/ngày, với giá bán tại chỗ từ 5 - 7 nghìn đồng/quả.