Mưa Đá, Lốc Xoáy Phá Nhà Và Rau Màu

Cơn mưa đá kèm theo lốc xoáy, làm tốc mái 30 nhà dân và hư hỏng 47 chuồng trại chăn nuôi.
Ông Trần Đình Thất, Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn cho NNVN biết, trong cơn mưa đá kèm giông lốc xảy ra tại địa bàn xã Vân Tùng, Trung Hòa, Thượng Quan và thị trấn Nà Phặc lúc rạng sáng ngày 27/4, đã làm dập nát, đổ rạp hơn 84 ha ngô và hơn 30 ha thuốc lá (riêng cây thuốc lá bị thiệt hại khoảng 70%).
Cơn mưa đá kèm theo lốc xoáy, làm tốc mái 30 nhà dân và hư hỏng 47 chuồng trại chăn nuôi.
Đây là đợt mưa đá lần hai xảy ra tại địa bàn các xã này trong tháng 4.
Đợt mưa đá lần 1 vào ngày 4/4, gây thiệt hại hơn 90 ha diện tích thuốc lá và cây ngô. Tuy nhiên, cây trồng còn nhỏ, mức thiệt hại cũng ít.
Còn đợt mưa đá lần 2 lượng đá rải dày hơn, mức đá trung bình từ 3 đến 4 cm, nhưng kèm theo lốc xoáy đã làm các loại cây màu đang trong giai đoạn sinh trưởng tốt và khép tán đã bị đổ nát, là nguyên nhân gia tăng mức thiệt hại. Trong đó có 2 thôn là Nà Giảo, Bằng Lãng xã Thượng Quan là bị mưa đá tàn phá nặng nề nhất, có nhiều diện tích có nguy cơ bị mất trắng.
Sau khi mưa đá xảy ra, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân khắc phục nhà cửa hư hỏng, đồng thời tổ chức giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại rau màu bằng cách vun đất nhằm dựng lại những cây ngô bị đổ rạp, để giảm bớt thiệt hại cho bà con nông dân.
Related news

Mặc dù diện tích trồng sắn của tỉnh Đăk Lăk đã lên tới 28.000-32.000 ha/năm, với 4 nhà máy chế biến tinh bột sắn nhưng mới đây, UBND tỉnh này vẫn đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành cho phép xây dựng thêm 4 nhà máy nữa. Đây là động thái có thể làm gia tăng tình trạng mất rừng, tàn phá môi trường và nhiều hệ lụy khác.

Có thời điểm, diện tích mận ở Bắc Hà lên tới trên 2.000 ha và là nguồn thu nhập chính, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân. Tuy nhiên, trải qua thời gian, nhiều diện tích mận bị thoái hóa, sản phẩm mận bị rớt giá khiến người nông dân không còn mặn mà phát triển cây mận.

Ông Phạm Quang Ân, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết: Tháng 1.2015, mô hình “Nuôi hàu thương phẩm” sẽ được triển khai nuôi tại khu sinh thái Cồn Chim - đầm Thị Nại. Hai đối tượng nuôi được chọn nuôi tại mô hình lần này là hàu muỗng và hàu Thái Bình Dương.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, chín tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 2,8 triệu tấn, tăng 140 nghìn tấn so cùng kỳ năm 2013, trong đó có một triệu tấn thu được từ khai thác và 1,8 triệu tấn do nuôi trồng, tổng giá trị 34.500 tỷ đồng.

Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Sở NN-PTNT), vụ cá Nam năm nay (từ tháng 4 đến tháng 9) tuy không phải là vụ khai thác chính trong năm nhưng được sự hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trong tỉnh Bình Định đã khai thác hải sản đạt sản lượng khá cao.